Cảm nghĩ về hình tượng phụ nữ trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai,...”

Việt Nam / Lớp 10 » Khuyết danh Việt Nam » Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa

Chưa có đánh giá nào
Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Nó là sản phẩm của khối óc và bà tay của người lao động Việt Nam. Họ bày tỏ tấm lòng mình và gửi gắm những tình cảm, mơ ước, hoài bão... trong từng câu chữ. “Khăn thương nhớ ai” là một bài ca dao như vậy.

Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. mà không dễ bộc lộ.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Ngày xưa, chiếc khăn thường là vật được dùng để trao duyên. Vì vậy, khi cầm chiếc khăn trên tay thường gọi nhớ đến những kỉ niệm bên người yêu. “Khăn thương nhớ ai” – câu thơ được lặp lai 3 lần tạo nên một nối nhớ triền mien, da diết. Hỏi khăn nhưng thực ra người con gái đang hỏi chính mình. Khăn “thương nhớ”, “rơi xuống”, “vắt lên”, “chùi nước mắt”- đó là hình ảnh của cô gái nhớ người yêu đến ngẩn ngơ, lo lắng, phải khốc thầm lặng lẽ. Đèn cũng vì thế mà mang tâm trạng của người con gái:
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Hình ảnh đèn gợi cho ta liên tưởng tới cảnh một người con gái ngày đêm vò võ trong nỗi nhớ thương. Nỗi thương nhớ khôn nguôi như ngọn đèn kia cứ mãi không chịu tắt. Nhưng dù có mượn đèn, mượn khăn cũng không thể diễn tả hết nỗi nhớ:
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đôi mắt vốn là cửa sổ của tâm hồn. Mắt của cô chập chờn như ánh đèn kia, thao thức nhớ mong. Điệp ngữ “thương nhớ ai” một lần nữa được xuất hiện như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Từ “ai” là một đại từ phiếm chỉ, được lặp lại nhiều lần tạo một khoảng không bao la ngập tràn nỗi nhớ. Người con gái biết đó là “ai” nhưng vẫn cứ hỏi, cứ băn khoăn. Không có lời đáp lại, như ngngười đọc vẫn biết được đó là tâm trạng nhớ mong người yêu da diết, mãnh liệt nhưng vẫn rát thầm kín.

Không còn hỏi nữa, cô gái mang trong mình những nỗi âu lo, muộn phiền:
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...
Tưởng chừng như nỗi nhớ đó sẽ kéo dài đến vô tận, nhưng thực chất lại được dồn nén lại vì “những nỗi lo phiền”: lo cho người yêu, lo về duyên phận của mình. Cô lo “không yên một bề” – một nỗi lo rất phổ biến của người phụ nữ đương thời. Họ lo cho hạnh phúc lứa đôi rồi cũng sẽ có lúc gặp trắc trở, dù ngay cả khi tình yêu vẫn còn đnag nồng nàn, da diết.

Lời ca dao dung dị với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi đã tạo nên một nét đẹp rất mộc mạc, truyền thống của tình yêu đôi lứa. Qua nõi nhớ và niềm lo âu trong bài, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu và khát vọng được yêu của những người dân chân chất xưa.