Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa

Việt Nam / Lớp 10 » Khuyết danh Việt Nam

33.33

Nội dung

1. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

2. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi

3. Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm[1] sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

4. Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…

5. Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

6. Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nưa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
[1] Sao Hôm, sao Mai, sao Vượt: đều chỉ mông ngôi sao (tức sao Kim) ở các thời điểm khác nha. Mọc sớm từ buổi chiều nên gọi là sao Hôm, đến sáng hôm sau lại hiện ra trên bầu trời nên gọi là sao Mai. Có khi sao Hôm vượt lên đén đỉnh của bầu trời (nên còn gọi là sao Vượt) thì trăng mới mọc.
Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau luỹ tre xanh, bên giấng nước, gốc đa, sân đình… Bên cạnh đó, cón có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết. Lời ca dao thườn ngắn, phần lớn đặt theo thể lục bát hoặc lục bát biết thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.

(Vũ Ngọc Phan – Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, in lần thứ 8, Hà Nội, 1978)