Phân tích tinh thần nhân đạo trong “Truyện Kiều” (2)

Lớp 9 » Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chưa có đánh giá nào
Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu đối với con người. về phương tiện này, Nguyễn Du là nhà thi tsix có một tình yêu rộng rãi, sâu sắc đối với nhân loại. Người độc giả thương cô Kiều chính là Nguyễn Du đã chảy nước mắt với cảnh ngộ một thiếu nũ tài sắc bậc nhất mà lại bị dày vò dưới một chế độ xã hội vô tình.

Qua tập truyện của Nguyễn Du, người ta thấy những cảnh đáng thương nhất trong xã hội phong kiến: một gia đình tan nát dưới chế độ bất công. Mối tính duyên đứt đoạn của một cặp “đôi lứa thiếu niên”, cảnh cô thiếu nữ bị mua về bán đi trên thị trường thương mại, bị đày đoạ trong chốn thanh lâu, hy sinh cho thú tính của một hạng người ích kỷ, cảnh người đàn bà lấy lẽ, đi làm nô tỳ dưới một chế độ bán nô lệ. Kiều chính là hiện thân của một giai nhân, một thiên tài bị đày đoạ, qua những cảnh sống éo le, đau đớn. Sau thân thể cô Kiều, người ta thấy long thương của Nguyễn Du bao gồm cả phái yếu:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Lời than vãn của Kiều cũng là tiếng nức nở của tất cả những người đàn bà bị đày đoạ. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du cố nhiên mới chỉ biểu hiện bằng những phương thức yếu ớt theo đạo lý chữ nhân của đạo Khổng, hoặc theo tinh thần hiếu sinh của đạo Phật, chưa phải là chiến đấu tình cho nhân đạo con người... Nhưng trong xã hội phong kiến đầy tội ác, giọt nước mắt trước đau khổ của loài người cũng là hạt mưa cần thiết cho cảnh vật dưới một gầm trời nắng hạn. Truyện Kiều rất hiếm những bộ mặt bác ái từ bi. Nhưng không phải là hoàn toàn không có. Khi trong đám nha dịch còn chút “tâm”, khi trong nhà thanh lâu, dưới hàm sử tử, Kiều gặp một ả Mã Kiều, một mụ quản gia, một bà vãi Giác Duyên, nhà thi sĩ vội vàng ghi lấy để lại cho nhân loại một niềm an ủi, một lý do hy vọng. Nhưng cũng chính vì thế mà dưới chế độ áp bức, nhân loại lại càng đáng thương: thì sao mà cái long thương người lại hiếm hoi đến thế? Chỉ có những người như vậy mới biết thương người. Đó cũng là một ám thị chứng minh rằng cái chế độ vô nhân đạo đó không có lý do gì để tồn tại vĩnh viễn...

Cho nên chủ nghĩa nhân đạo là yếu tố đẹp đẽ nhất trong tập thơ của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều, tính chiến đấu chưa phải là tích cực và đúng lập trường, mâu thuẫn chỉ giải quyết theo tinh thần thoả hiệp với chế độ, tinh thần khuất phục với mệnh trời. Trời vẫn là lực lượng chi phối cả cõi người. Nhưng không phải vì thế mà ta có thể bất công với nhà thi sĩ. Trái hẳn thế, ta phải nhận định ý nghĩa nhân sinh quan của nhà thơ dưới ánh sáng trong lịch sử. Sự đóng góp của nó có phần nào có thể nói là tiến bộ với xã hội đương thời, cần được nêu lên rõ rệt. Chúng ta cần phê phán mọi yếu tố yếu ớt và lạc hậu trong tư tưởng của Nguyễn Du. Nhưng điều cần hơn là nhận định chắc chắn cái giá trị của Truyện Kiều về phương diện nội dung, mội cuốn truyện dồi dào tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong một xã hội vô nhân đạo.