Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (1) - dàn ý

Việt Nam / Lớp 9 » Nguyễn Dữ » Chuyện người con gái Nam Xương (trích “Truyền kỳ mạn lục”)

Chưa có đánh giá nào
1) Mở bài:
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Bóng đèn dù nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho luỵ đến nàng
(Lê Thánh Tông)
Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỉ 16, làm quan một năm, sau đó chán cảnh triều đình thối nát xin cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạc lục là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ Hán, trong đó truyện đã đề cập đến thân phận người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến, mà cụ thể là nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

2) Thân bài:

Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết:

Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, gia đình “kẻ khó”, “tính tình thuỳ mị nết na, lại có thêm tư dung tốt đẹp”.

Lấy chồng con nhà hào phú không có học lại có tính đa nghi. Sau khi chồng bị đánh bắt đi lính, nàng phải một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạ con thơ, hoàn cảnh đó càng làm sáng lên những nét đẹp của nàng.

+ Là nàng dâu hiếu thảo: khi mẹ chồng bị ốm, nàng “hết sức thuốc thang” “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” “khi bà mất, nàng “hết lời thương sót”, lo ma chay lễ tế, “như đối với cha mẹ đẻ mình”

+ Là người vợ đảm đang, giữ gìn khuôn phép, hết mực thuỷ chung không màng danh vọng: ngày chồng ra trận nàng chỉ mong “Ngày trở về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi” chứ không mong mang được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về. “Các biệt ba năm giữ gìn một tiết” “chỉ có cái thú vui nghi gia nghi thất” mong ngày “hạnh phúc xum vầy”

+ Là người mẹ hết mực thương con muốn con vui nên thường trỏ bóng mình vào vách mà nói rằng đó là hình bóng của cha. Chỉ vì nghe lời trẻ em cho nên mất vợ rõ buồn chàng Trương.

Vũ Nương - người phụ nữ dám phản kháng để bảo vệ nhân phẩm, giá trị của mình:

Chồng trở về, bị hàm oan, nàng đã kiên trì bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm giá trị của mình qua những lời thoại đầy ý nghĩa

Khi chồng không thể minh oan, nàng quyết định dùng cái chết để khẳng định lòng trinh bạch.

Đòi giải oan, kiên quyết không trở lại với cái xã hội đã vùi dập nàng: “Đa tạ tình chàng, thiết chẳng trở về nhân gian được nữa”

Vũ Nương: Bi kịch hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và quyền sống bị chà đạp.

Bi kịch này sinh ra khi con người không giải quyết được mâu thuẫn giữa mơ ước khát vọng và hiện thực khắc nghiệt, mặc dù con người hết sức cố gắng để vượt qua, Vũ Nương đẹp người đẹp nết đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc mà lại không được.Vũ Nương đã hết sức cố gắng vun đắp cho hạnh phúc gia đình, hi vọng vào ngày xum vầy, ngay cả khi nó sắp bị tan vỡ. Nhưng cuối cùng nàng đành phải chấp nhận số phận, hạnh phúc gia đình tan vỡ không bao giờ có được, bản thân đau đớn, phải chết một cách oan uổng.
Trăm năm bia đá vẫn mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Những tính cách trên được xây dựng qua nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện đầy kích tính
- Những đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật.
- Có yếu tố truyền kì và hiện thực vừa hoang đường.

3) Kết bài:

– Nguyễn Dữ thật xứng đáng với vị trí tiên phong trong nền văn xuôi Việt Nam

– Càng văn minh, tiến bộ càng quý trọng những bà mẹ, những người chị “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Trăm nghìn gửi luỵ tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)