Phân tích bài thơ “Phản chiêu hồn” (1)

Việt Nam » Nguyễn Du » Phản chiêu hồn

Chưa có đánh giá nào
Trong tập thơ Bắc hành tập lục của Nguyễn Du có nhiều bài thơ đặc sắc được ông sáng tác trên đường đi sứ sang Trung Quốc. Đặc biệt trong tác phẩm có những bài thơ ông viết về Khuất Nguyên mọt người hiền tài ớ thời nước sả xa xăm của Trung Quốc vì nghĩa khí, yêu nước, thương dân mà phải hủỵ mình trên sông Mịch La. Trong những bài thơ bộc lộ cảm xúc của ông vế Khuất Nguyên thì Phản chiêu hồn là bài thơ tiêu biểu nhất.

Trước hết ta cần hiểu về đầu đề tác phẩm Phản chiêu hồn nghĩa là “Chống bài chiêu hồn”. Bài Chiêu hồn vốn là bài thơ của Tống Ngọc, người sống cùng thời với Khuất Nguyên thời cổ đại trước công nguyên). Tống Ngọc thương Khuất Nguyên hồn phách sắp tiêu tan bèn làm bài Chiếu hồn để gọi hồn Khuất Nguyên về cho hồn được sống lâu thêm. Nguyễn Du làm bài Phản chiêu hồn là để phản bác lại ý ấy, khuyên hồn không nén trớ lại cõi trần đang đầy rẫy quan lại gian ác. Như vậy ta thấy cả Nguyễn Du và Tống Ngọc đều muốn phục và thương tiếc Khuất Nguyên, nhưng một người thương muốn gọi hồn về để sống lâu hơn, một người thương nên khuyên hồn dừng trở vế vì xã hội quá xấu xa, nhiều kẻ gian ác, không nên luyến tiếc làm gì. Chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên của Tống Ngọc, Nguyễn Du ngầm muốn tố cáo xã hội lúc bấy giờ.

Trước hết bài thơ mang ý nghĩa tố cáo hiện thực thật sâu sắc. Xã hội nước Sở như đang hiện ra trước mắt ta. Đó là một đất nước mà bọn quan lại thì chỉ biết xu nịnh để được hưởng lợi, còn vua chúa thì nhu nhược chỉ biết nghe lời đàm tấu, không biết trọng kẻ hiền tài. Đất nước ấy không có chỗ đứng cho người trung nghĩa như Khuất Nguyên:
Đông, Tây, Nam, Bắc không có nơi nào nương tựa
Cả lên trời xuống đất điều không được,
Về đất yên đất vĩnh mà làm gì.
Khắp phương trời không chỗ tựa nương
Lên trời xuống đất hết đường
Mà thành Yên Dĩnh chớ mường để chân
Vì yêu nước thương dân, muốn cải tiến đất nước để làm cho dân giàu nước mạnh mà Khuất Nguyên lại bị cách chức, bị đày ải đến nồi ức lòng phải tự tử trên sông Mịch La. Cái chét ấy đã làm cho bao người thương xót. Nguyễn Du cũng cảm phục con người ấy, nhưng ông lại không muốn chiêu hồn Khuất Nguyên như Tống Ngọc. Bởi ông thấy rất rõ là người đã đổi khác “Thành quách đô thị nhân dân phi”. Cái xã hội thời ấy quá sâu xa, không còn ai biết đen điều trung nghĩa biết lo chuyện ích nước lợi dân.

Bọn thống trị chỉ biết lo cho mình, chỉ biết thu vén cho cuộc sống riêng tư. Họ đi ra ngựa ngựa xe xe, họ ở nhà vênh vênh váo váo, đừng ngồi bàn tán tựa như ông Cao, ông Quỳ “đối với chuyện nước nhà bọn chúng thực hiện bằng những lời khoác lác, không ai chuyên tâm phụng sự”. Những cái thâm độc nhất của những kẻ ấy là “không để lộ vuốt nanh và nộc độc” mà lại “cắn xé” người thật ghê gớm.
Họ ngoài mặt không thò nanh vuốt
Cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon.
Lời thơ mang ý nghĩa tố cáo cao giúp ta thấy rõ bàn chất xấu xa bỉ ổi của bọn quan lại. Nhưng kẻ cai trị dân, làm nhiệm vụ “lo cho dân” mà lại để dân khốn đốn, gầy còm xơ xác. Hình ảnh những người dân ở Hồ Nam thời ấy được nhà thơ miêu tả rõ:
Hồn không thấy mây trăm châu ờ Hố Nam đó sao
Chỉ có những người gầy gò, không ai béo tốt.
Rõ ràng ở đây không còn ai nghĩ đên tình người. Tập đoàn phong kiến thống trị chỉ biết thực hiện uy quyền vơ vét, đàn áp nhân dân, không ai lo cho dân cả. Chính vì vậy những con người như Khuất Nguyên không thế nào sống cùng họ được và Nguyễn Du thấy rõ ý nguyện, con đường mà Khuất Nguyên đã vạch ra chỉ phù hợp ở thời Tam Hoàng thôi, có chăng là ở chuyện thần thoại, cổ tích còn bây giờ thì không ai màng tới nữa. Nếu bàn đến đường lối ấy chỉ làm cho người ta mỉa mai mà thôi. Đó là một hiện thực đau lòng. Vì vậy mà Nguyễn Du khuyên hồn Khuất Nguyên hãy trừ về cõi “Thái hư” ông còn nhìn thấy một viễn cảnh không mấy gì tốt đẹp. Xã hội này rồi mọi người sẽ đều là Thượng Quan, người hiền tài rồi sẽ như Khuất Nguyên “dòng chảy Mịch La ở khắp nơi”. Kết thúc bài thơ là lời tố cáo hiện thực đau thương, cả một màn trời u ám, Hồn Khuất Nguyên mà về sẽ chẳng biết nương tựa vào đâu.
Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan
Đại địa xứ xứ giai Mịch La,
Ngư dòng bát thực, sai hổ thục,
Hồn hề! Hồn hề! Nại hồn hà?
Câu thơ đối nhau làm nỗi bật ý muốn trình bày. Nó bổ sung cho nhau giúp ta hiểu rõ ý nhà thơ muốn nói. Mức độ tố cáo được thể hiện qua ngòi bút của tác giả. Rõ ràng Tố Như không chỉ nói đất nước sở và đời Khuất Nguyên, mà nhà thơ từ chuyện Khuất Nguyên đời trước lại muốn nói đến đời Sau - “hậu thế” - và cải đời sau này, cải xấu còn cao hơn “nhân nhân giai Thương Quan”. Ở trên cao nếu ai cũng là Thượng Quan, thì mặt đất “địa địa” đâu đâu cũng là sông Mịch La. Như vậy những người tốt như Khuất Nguyên không thể tồn tại. Họ không bị nạn này cũng sẽ gặp nạn khác “Cá sâu không ăn thì hùm sói cũng ăn”. Nhưng hình ảnh ấy mang giá trị tố cáo ngày càng cao, kết thúc bài câu hội được đặt ra càng làm xoáy sâu vào lòng người - “Hôn hé! Hồn hề! Nại hồn hà” Nó buộc mọi người phải cúi đầu suy nghĩ mà buồn, mà thương, mà đau mà uất hận cho cái xã hội mục ruỗng của chế độ phong kiến không phải thời Khuất Nguyên nữa mà là thời đại của Nguyễn Du. Bút pháp hiện thực sắc cạnh của tác giả đã biến lời kết thúc “Phản chiêu hồn” thanh bản cáo trạng danh tháp tố cảo xã hội đương thời.

Bài thơ viết về một đề tài lịch sử. Bi kịch của một nhà thơ yêu nước đã xảy ra hơn hai ngàn năm trước, mà câu thơ của Nguyễn Du vẫn tràn đầy cảm xúc. Điều đó chứng tỏ những điều Nguyễn Du viết trong bài thơ không phải là chuyện lịch sử mà là vấn đề của xa hội lúc ông đang sống, ở Trung Quốc và cả ở Việt Nam. Đây là một thời đại mà những bất công thối nát, bọn quan lại xu nịnh lộng quyền, bóc lột nhân dân... đang tràn ngập khắp nơi ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. Những điều này đã làm cho trái tim nhân đạo của Nguyễn Du quặn đau. Tình cảm thương dân yêu nước như trào qua ngòn bút- Do vậy chống lại Chiêu hồn của Tống Ngọc, Nguyễn Du không những tố cáo xã hội Trung Quốc mà qua đó ông còn muốn phê phán, phơi bày lên một sự thực xấu xa của xã hội Việt Nam ta lúc bấy giờ. Là một vị quan đứng triều nhà Nguyễn phải có cái nhìn tiến bộ và lòng nhân đạo cao cả, Nguyễn Du mới thấy được những cái xấu xa thối nát của bọn quan lại trong triều, người tốt thì ít mà kẻ xấu thí nhiều, đang lộng hành khắp nơi. Điều này sẽ đưa đến thảm hoạ cho đất nước.

Tóm lại, với lối thơ chiêu hồn kết hợp bút pháp hiện thực độc đáo, Nguyễn Du đã bày tỏ sự căm giận của mình trong Phản chiều hồn. Đó là sự tích luỹ của cái trầm trầm, buồn uất, âm ỉ thành cài “nộ khi xung thiên, từ lòng xót thương”, yêu mến trân trọng một con người, một tài năng lớn của một thời đã xa, Nguyễn Du bày tỏ sự phản đối quyết liệt, sự phủ phận cao độ của mình đối với cuộc đời đang sống. Chính lòng căm phẫn, tinh thần phản kháng và lòng yêu thương con người ấy đã dồn vào tác phẩm văn chương vĩ đại. Nguyên Du đã để lại cho dân tộc những vần thơ “động đất trời” truyền mãi đời mai sau.