Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Sự tích Hồ Gươm” (2)

Việt Nam / Lớp 6 » Khuyết danh Việt Nam » Sự tích Hồ Gươm

Chưa có đánh giá nào
Sự tích Hồ Gươm là một câu chuyện cổ tích đầy ý nghĩa trong kho tang truyện cổ tích Việt Nam.

Câu chuyện kể về thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thánh gươm để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm.

Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm nhà lê Thận thì vừa như in, mới biết đó chính là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Sau  khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại Gươm thần.

Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết của nhân dân ở khắp mọi nơi, trên mọi miền đất nước, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ vùng núi cho đến đồng bằng.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều ấy thể hiện sự thống nhất nguyện vọng ý chí chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Hai chữ “Thuận thiên” trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.