Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” (4)

Việt Nam / Lớp 11 » Nam Cao » Chí Phèo

14.00
Nam Cao được mệnh danh là nhà văn của nền văn học hiện thực, ông sáng tác các tác phẩm chủ yếu viết về người nông dân Việt Nam, đây là tác phẩm để lại cho người đọc nhiều cảm xúc khi viết về một hiện thực đó là người nông dân bị bần cùng hoá trước cách mạng tháng tám.

Nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao là nhân vật phải chịu nhiều đắng cay, cực khổ do xã hội gây nên, họ bị bần cùng hoá về con người và tính cách, như Chí Phèo là một nhân vật như thế, Chí đã phải chiu đựng những bần cùng do xã hội gây nên, từ một nhân vật hiền lành, chất phác, đi làm thuê để lấy tiền sinh sống, khó khăn khi đi làm thuê nhà Bá Kiến nhưng lại bị người nhà này hành hạ, và biến chí thành một con người ác, người nông dân lương thiện, nhưng lại bị xã hội tha hoá, khi đọc tác phẩm, chắc hẳn không ai không có một thái độ xót thương và có thái độ cảm thông cho nhân vật này.

Chí đã phải chịu đựng nhiều khó khăn, và vất vả, xuất thân đã không giống như những người bình thường khác, bị bỏ rơi trong lò gạch cũ, chí phải chịu đựng từ nhỏ, không được ai chăm sóc, nuôi dạy, và rồi chí đã trở thành một người nông dân muốn sống bằng chính sức lao động của mình, nhưng lại không được, bởi Chí Phèo đang phải chịu đựng những cảnh cơ cực của sự đàn áp, bị tha hoá về con người và cả về tính cách của nhân vật.

Ở đây nhân vật Chí vừa là biểu hiện của cá nhân khi bị người khác áp bức bóc lột, mà nó còn biểu hiện cho cả một tầng lớp, luôn bị đàn áp cả về tinh thần lẫn thể xác, sự cơ cực đó đã biến chí từ lương thiện trở thành người không có nhân tính. Chí đã làm thuê với chính sức lao động của mình, nhưng rồi bao nhiêu công lao, mà Chí Phèo cố gắng lại bị chính những con người có quyền lực trong tay đàn áp, đó là những con người, xấu xa, họ đại diện cho thế lực cầm quyền cho xã hội, chính những con người đấy đã làm tụt lùi đi chính xã hội của chúng ta, mỗi người chúng ta đều có thể thấy người nông dân phải chịu đựng rất nhiều những bất công.

Họ đàn áp, áp bức bóc lột sức lao động của con người, biến người nông dân thành những công cụ để họ có thể thực hiện mục đích của mình, chí đã là con người như thế, chí bị tha hoá và trở thành con người tàn ác, Chí bị nhà Bá kiến đưa vào tù, từ đây chí biến thành con người hoàn toàn khác, Chí bị tha hoá về đạo đức cũng như con người, tất cả những điều đó đã ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội, không chỉ Chí mà còn rất nhiều những người nông dân cũng rơi vào tình trạng như thế này, nhưng chí là một nhân vật đại diện và điển hình.

Chí rơi vào con đường bị tha hoá, thể xác đau khổ, tâm hồn như bị xé ra hàng trăm mảnh, với những đau đớn đó mà Chí đã rơi vào vòng pháp luật, Chí bị tha hoá khi trong tù, và chính bọn quyền lực đã đưa Chí trở thành một con người như thế này. Chí đã bị tha hoá tính cách do tính chất khắc nghiệt của xã hội, những điều đó làm cho cuộc đời của Chí lâm vào nhiều những lâm ly bi đát hơn. Chí đi tù và phải chịu những đàn áp của bọn cai trị, đặc biệt cái đói, cái khổ, nó cũng đang ám ảnh và bao vây lấy cuộc đời của Chí, Chí là một người nông dân vốn dĩ rất lương thiện, nhưng chỉ một cơn gió độc thổi vào làm cho cuộc đời của Chí chịu đựng rất nhiều những khó khăn, và tha hoá tính cách của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

Chí Phèo là đại diện của người nông dân để đấu tranh và tố cáo những thế lực tàn ác, luôn che khuất mắt Chí, tác giả đã thể hiện một hiện thực vô cùng nghiệt ngã, đó là bản ngã của con người trong cuộc sống, Chí đã thể hiện được tư tưởng của chính tác giả, khi sử dụng trong tác phẩm, Chí Phèo là hình tượng trung tâm của tác phẩm, đây là một hình tượng để tố cáo tội ác của thế lực cầm quyền trong xã hội phong kiến. Nhưng rồi nhờ có tấm lòng nhân đạo của tác giả, mà Chí được sống những tháng ngày hạnh phúc khi Thị Nở xuất hiện, hoàn cảnh họ gặp nhau cũng vô cùng, vào một hôm trăng thanh gió mát, hai người gặp nhau bên vườn chuối, chỉ với một hình ảnh éo le như thế này mà hai người nảy sinh tình cảm với nhau, tình cảm đó làm ấm lên tình người trong con người Chí, đây quả thực là một hoàn cảnh thể hiện tình cảm vô cùng chặt chẽ và nó mang đậm giá trị trong chính tác phẩm, với sự thể hiện đầy táo bạo, tác giả đã thổi ấm lên tình người vào Chí, làm cho Chí thức tỉnh, có thể nói, Chí đã trở nên nhân đạo và có tình người hơn, khi gặp Chí, trước thì Chí chửi đời, chửi đất, chửi người đã sinh ra hắn, nhưng nay Chí lại muốn trở thành một con người lương thiện.

Chí đã từng nói: “Ai cho ta lương thiện”. Tất cả đang thể hiện những ước nguyện của Chí để mong muốn mình trở thành một con người bình thường. Cuộc đời của Chí cũng phải trải qua rất nhiều thăng trầm, từ một người nông dân hiền lành chất phác, nay lại trở thành một con quỷ dữ, hắn gặp ai cũng chửi, nhưng mọi người xung quanh không ai quan tâm đến hắn, họ đều nghĩ, hắn chửi nhưng trừ mình ra, và Chí còn chửi những người không chửi nhau với hắn. Đây là những chi tiết thể hiện Chí Phèo đang bị xã hội này tha hoá đi bản chất, của một con người lương thiện, hiền lành.

Chí là nhân vật được tác giả xây dựng để tố cáo xã hội phong kiến tàn ác, họ đang tha hoá và dồn con người hiền lành trở thành những con ác quỷ, tác giả đã thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình khi để Chí gặp Thị Nở và qua nhân vật này tác giả cũng thể hiện một sự tố cáo sâu sắc đối với chính những nhân vật được xây dựng trong tác phẩm.

Tác phẩm đã để lại cho nhân loại nhiều giá trị trong đó có hai giá trị nổi bật đó là giá trị nhân đạo, và sự tố cáo sâu sắc đối với xã hội phong kiến.