Bình giảng bài thơ “Mời trầu”

Việt Nam » Hồ Xuân Hương » Mời trầu

15.00
Hồ Xuân Hương là người thi sĩ vừa tài vừa có sắc được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Bà là nữ thi sĩ mang lại cho người đọc nhiều ấn tượng về các tác phẩm vừa có giá trị cao lại mang được những nét tài hoa trong sáng tác. Thơ Hồ Xuân Hương mang những bản sắc đậm đà mà hơn thế ở đó còn nói lên những tâm tư tình cảm của bà gửi vào trong tác phẩm. Ngoài chum thơ như tự tình, bánh trôi nước thì chúng ta còn biết đến bài thơ Mời trầu. Nhắc tới trầu nhắc tới tình yêu, đúng vậy đó là nỗi khát khao cháy bỏng tình yêu được gửi gắm qua những vần thơ đong đầy tình cảm.

Xuất hiện trong toàn bài chỉ có bốn câu thơ, vẻn vẹn được bốn câu ngắn ngủi những toát lên tất cả những cảm xúc khát khao của cá nhân nhà thơ Xuân Hương hay một phần nào đó cũng là khát khao của những người phụ nữ. những tình cảm ấy là những điều thường thấy là tình cảm đời thường và cũng rất thiêng liêng.

Nhân vật trữ tình được nhắc tới không ai khác chính là nữ thi sĩ Xuân Hương, và ngay từ đầu thì nữ thi sĩ cũng đã nhắc tới một sự tích một nét văn hoá của dân tộc Việt Nam đó chính là miếng trầu.
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Không chỉ xuất hiên trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương mà nó còn xuất hiện ở nhiều tác phẩm văn học của các tác giả thơ ca khác. Miếng trầu đong đầy tình cảm gợi nhớ tới câu chuyện thấm đẫm tình cảm an hem tình cảm vợ chồng dành cho nhau. Miếng trầu còn là những thức mà người lớn tuổi hay những thanh niên thường ăn trong các dịp cưới xin. Miếng trầu trong ca dao xưa vẫn văng vẳng qua những lời ru của bà của mẹ, và đến sau này miếng trầu ấy là miếng trầu có bốn nghìn năm tuổi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, la miếng trầu hàng hoá của người mẹ già trong thơ Hoàng Cầm nữa.

Ở đây nữ thi sĩ Xuân Hương nói rằng đó chính là miếng trầu hôi, quả cau nho nhỏ với miếng trầu hôi. Không phải là trầu có vị hôi mà là vị của trầu không thường rất hăng và cay cho nên thi sĩ đã khéo sử dụng tính từ “hôi” cho nó. Câu thơ “Này của Xuân Hương đã quệt rồi” như mời mọc người quân tử đến ăn miếng trầu ấy. Miếng trầu của Xuân Hương têm hãy vẫn tươi xanh, hãy còn ngon ngọt vì mới quẹt vôi. Tấm lòng của Hồ Xuân Hương thắm đượm như miếng trầu kia và sự tươi tắn giống như sự tươi tắn của miếng trầu ấy.

Hai câu cuối là lời nhắc nhở khéo léo của Hồ Xuân Hương với các bậc quân tử, phải biết nắm lấy duyên nợ để mãi được bên nhau:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
Từ miếng trầu đã khơi gợi ra biết bao nhiêu là lời tâm sự của một tâm hồn tươi tắn và đẹp đẽ của Xuân Hương, nó giống như những miếng trầu cau kia vậy. Hồ Xuân Hương không e dè khi quyết định nói đến những tâm sự và ý nghĩ của cá nhân mình đối với những người quân tử có ý định tìm đến tình duyên với bà hay cũng như với những người phụ nữ khác.

Đừng bao giờ phụ bạc lấy tình duyên mà phải bén lại với nhau chứ đừng nên bạc bẽo như vôi, xanh như lá. Tình yêu đó như dây trầu quấn lấy thân cau, cứ cao vút và thấm đượm tình cảm. bén duyên là duyên thắm lại, tình cảm phải có bén lửa thì mới có kết thúc đẹp đẽ được.

Chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi thôi mà nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã khơi gợi biết bao nhiều điều. Qua đây, tác giả cũng muốn trải lòng và gửi gắm hết những tâm trạng và nỗi lòng mà Xuân Hương giữ kín bấy lâu. Môi câu thơ mang những tình cảm trong sáng thiêng liêng mà cũng là những phút trải lòng của tác giả.