Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Lớp 10

43.25

Văn mẫu

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

- Củng cố, hệ thống hoá các tri thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: đặc trưng của văn học dân gian, các thể loại văn học dân gian; giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm (hoặc đoạn trích).
- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể.

I – NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (minh hoạ bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học).

2. Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng), truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ (dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học). Lập bảng tổng hợp các thể loại theo mẫu dưới đây.
Truyện dân gian
Câu nói dân gian
Thơ ca dân gian
Sân khấu dân gian

3. Từ các truyện dân gian (hoặc các đoạn trích) đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại: sử thi (anh hùng); truyền thuyết; truyện cổ tích; truyện cười theo mẫu sau:

4. a) Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh ẩn dụ gì?
Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất gì của người lao động? Vì sao họ hay nhắc đến các biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn... để nói lên tình nghĩa của mình?
So sánh tiếng cười từ trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước, từ đó nêu nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của họ.

b) Nêu những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao.

II – BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cuối tả hình ảnh và sức khoẻ của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ ba đoạn văn đó, hãy cho biết:
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi la gì?)Dẫn chứng từ ba đoạn văn)
- Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hoả như thế nào?

2. Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu – Trọng Thuỷ trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu dưới đây:
Cái lõi sự thật lịch sử
Bi kịch được hư cấu
Những chi tiết hoang đường, ki ả
Kết cục của bi kịch
Bài học rút ra

3. “Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sử chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình” (phần Ghi nhớ truyện Tấm Cám). Anh (chị) hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.

4. Căn cứ vào hai truyện cười Tam đại con gàNhưng nó phải bằng hai mày đã học, lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu dưới đây:
Đối tượng cười (cười ai?)
Nội dung cười (cười cái gì?)
Tình huống gây cười
Cao trào để tiếng cười “oà” ra

5. a) Điền tiếp vào sau các từ mở đầu Thên em như... và Chiều chiều... để thành những bài ca dao trọn ven (ngoài các bài ca dao đã học):
- Thân em như /.../ - Chiều chiều /.../
- Thân em như /.../ - Chiều chiều /.../
- Thân em như /.../ - Chiều chiều /.../
Mở đầu các bài ca dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe (đọc)?

b) Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu (giải thích lí do và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng).

c) Tìm thêm một số câu ca dao nói về:
- Chiếc khăn, chiếc áo
- Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu
- Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn.

d) Tìm thêm một số câu ca dao hài hước mạng lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống

6. Hãy tìm một bài thơ (hoặc câu thơ) của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.

III – CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ HỌC

Có thể chọn một số hình thức hoạt động dưới đây:

1. Chuyển các văn bản truyện dân gian thành hoạt cảnh để trình diễn:
a) Chiến thắng Mtao Mxây
b) Bi kịch Mị Châu – Trọng Thuỷ
c) Các truyện cười

2. Sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian ở địa phương và chép vào sổ tay văn học.

3. Viết một bài thu hoạch về những vấn đề tâm đắc nhất của bản thân sau khi học xong phần văn học dân gian.