Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự

Lớp 10

25.00

Văn mẫu

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Biết vân dụng kiến thức và kĩ năng đã học, viết được một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

I – HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Ôn lại đặc điểm chung của phương thức tự sự đã được học ở THCS:
Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc /…/. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê (1)

2. Ôn lại những kiến thức đã học: lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

II – GỢI Ý ĐỀ BÀI

1. Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích (ví dụ: Sọ dừa, Bến quê, Những ngôi sao xa…)

2. Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại truyện Bố của Xi-mông.

3. Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.

4. Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.

III – GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

1. Suy nghĩ kĩ về đề tài phải viết, sao cho câu chuyện nêu được một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc.

2. Lập dàn ý
Sau khi chọn được đề tài, cần hình dung câu chuyện định kể diễn ra như thế nào để xây dựng cốt truyện: có những nhân vật nào, những sự việc gì, gồm những chi tiết nào, thứ tự các sự việc, chi tiết ra sao,… Lập dàn ý cho bài viết theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
3. Sau khi lập dàn ý, cần tập trung tư tưởng để làm bài; chú ý kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.

4. Viết xong, nên đọc lại để bổ sung hoặc sửa chữa những lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…