Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận

Lớp 10

Chưa có đánh giá nào

Văn mẫu

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Vận dụng kiến thức chung về văn nghị luận và các kĩ năng lập luận, lập dàn ý đã được học ở THCS và mới được ôn tập ở lớp 10 để viết được một bài nghị luận có nội dung sát hợp với thực tế sinh hoạt và học tập ở trường THPT.

I - HƯỚNG DẪN CHUNG

Đây là bài làm văn nghị luận đầu tiên trong năm học. Để làm tốt bài này, cần phân biệt sự khác nhau giữa kiểu bài nghị luận với kiểu bài tự sự và thuyết minh.

“Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó” (Ngữ văn 7, tập hai). “Nghị luận: Bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó. Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề.” (Theo Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Sđd). Đọc lại các bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận, Lập luận trong văn nghị luận và Các thao tác nghị luận.

II - GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ BÀI

Đề 1. Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Đề 2. Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau đó trở nên bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.

Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?

Đề 3. Hưởng ứng đợt thi đua Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn lớp 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.

Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo đó.

Đề 4. Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

III - GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

Các đề bài trên được nêu ra chỉ có tính chất tham khảo và để học sinh tập viết, chuẩn bị làm tốt đề bài mà thầy (cô) giáo sẽ đưa ra. Sau đây là một số gợi ý để chuẩn bị nội dung bài viết cho từng đề bài.

Đề 1.
1. Giải thích truyền thống Tôn sư trọng đạo.
- Thế nào là tôn sư?
- Đạo là gì?
- Thế nào là tôn sư trọng đạo?
2. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
3. Truyền thống ấy cần giữ nhưng có sự bổ sung.

Đề 3.
1. Nên hiểu ý kiến đó như thế nào?
2. Trường của chúng ta hiện nay như thế nào?
3. Làm thế nào để trường chúng ta xanh, sạch, đẹp?

Đề 4.
1. Những lí lẽ và bằng chứng dẫn đến hai quan niệm khác nhau đó là gì?
2. Ý kiến của anh (chị) về những hoài bão trong bài thơ của Phạm Ngũ Lão như thế nào? Tại sao?