Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học

Lớp 11

Chưa có đánh giá nào

Văn mẫu

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Viết được bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm đã học có sử dụng thao tác lập luận phân tích.

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Đọc lại văn bản và bài học ở phần Văn học để nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm (đoạn trích) đã học từ tuần 1 đến tuần 5 (từ bài Vào phủ chúa Trịnh đến Bài ca phong cảnh Hương Sơn).
2. Ôn lại các bài: Phân tích đề, 1ập dàn ý bài văn nghị luận; Thao tác tập luận phân tích; Luyện tập thao tác lập luận phân tích.
3. Đọc lại bài làm văn số 1 của mình và tham khảo một vài bài khá của bạn để rút kinh nghiệm.

II. GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ BÀI

1. Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác).
2. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
3. Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ).

III. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

1. Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của bài viết

Ví dụ:
- Phân ích một khía cạnh nội dung (giá trị hiện thực của đoạn trích). Sau đó nêu cảm nghĩ riêng: hiểu cụ thể, sâu sắc bức tranh cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh; cảm thông, đồng tình với thái độ coi thường danh lợi của tác giả. (đề 1)
– Phân tích thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Tú Xương. (đề 2)
- Phân tích những biểu hiện của nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát: chán ghét danh lợi tầm thường, khao khát thay đổi cuộc sống,… (đề 3)

2. Lập dàn ý, viết thành bài văn một trong các đề bài trên.