Tiểu sử tóm tắt

Lớp 11

15.00

Văn mẫu

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

- Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
- Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt.

I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT

1. Mục đích

Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân. Ví dụ: tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ; tiểu sử của một cán bộ, giáo viên....

Tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích giớit thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến cảu người được nói tới. Những hiểu biết đó giúp các nhà quản lí tìm hiểu, theo dòi và sắp xếp, phân công công việc hợp lí, hiệu quả và cũng giúp chúng ta trong việc lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra, nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, chúng ta có thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.

2. Yêu cầu

Bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
- Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới. Muốn vậy, bản tiểu sử tóm tắt phải gi cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động đang được quan tâm.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
- Văn phong bản tiểu sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.

II – CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT

1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
LƯƠNG THẾ VINH (1442 -?)
Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu Thuỵ Hiên, dân gian thường gọi Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định.

Từ nhỏ ông đã nổi tiến là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 21 tuổi (1463), Lương Thế Vinh thi đỗ Trạng nguyên. Ông có tài ngoại giao nên được vua giao soạn thảo các văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Ông đã biên soạn cuốn Đại thành toán pháp để dùng trong nhà trường. Đó là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta.

Về văn chương, nghệ thuật, ông cũng có nhiều đóng góp. Ông được vua phong chức Sái phu trong Hội Tao đàn, chuyên phê bình, sửa chữa, nhuận sắc thơ trong hội. Cuốn Hí phường phả lục của ông được Quách Hữu Nghiên đánh giá là “một tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền”.

Khác với các sĩ phu đương thời, ông tỏ ra là một người có thực học, không thích văn chương phù phiếm, luôn nghĩ đến việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc nam, thuốc bắc để chữa bệnh. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế, con người “tài hoa, danh vọng, vượt bậc”.

(Theo Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới, 2004)
a) Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh.
b) Phân tích cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn.
c) Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm những tài liệu gì? Các tài liều đó phải đáp ứng những yêu cầu nào?

2. Viết tiểu sử tóm tắt
Đọc lại văn bản Lương Thế Vinh và cho biết:
- Bài viết gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao?
- Những lưu ý khi viết phần đánh giá về người được viết tiểu sử tóm tắt (nội dung, mức độ và cách đánh giá)?

GHI NHỚ
- Bản tiểu sử tóm tắt cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đờ, sự nghiệp của người được giới thiệu.
- Bản tiểu sử tóm tắt thường có các phần:
+ Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn,...) của người được giới thiệu.
+ Hoạt động và xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người,...
+ Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu.
+ Đánh giá chung.

LUYỆN TẬP

1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt?
a) Thuyết minh về các danh nhân.
b) Tự ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
c) Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
d) Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
e) Khi một vị lãnh đạo từ trần.
2. Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.
3. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.