Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ

Lớp 10

15.00

Văn mẫu

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
- Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Có kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng hai phép tu từ nói trên

I - ẨN DỤ
1. Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi.

(1) Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(2) Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

a) Anh (chị) có nhận thấy trong hai câu ca dao trên, những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,... không chỉ là thuyền, bến,... mà con mang một nội dung ý nghĩa haòn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?

b) Thuyền, bến (câu 1) và cây đa bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu đúng nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?

Gợi ý: Có hai cách để suy ý đúng:
- Đặt quan hệ song song: thuyền – bến, bến cũ – con đò (quan hệ giữa những vật cần có nhau, nhưng bên thì cố định, còn thuyền, đò thì di chuyển, không cố định).
- So sánh ngầm: liên tưởng đến những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau.

2. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong những đoạn trích sau:
(1) Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lèo đâm bông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

(2) Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những cuốn tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta lên một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.
(Nguyễn Đình Thi, Nhận đường)

(3) Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

(4) Thác bao nhiêu thác cũng qua,
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời
(Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)

(5) Xưa phù du (1) mà nay đã phù sa,
Xưa bay đi mà nay không trôi mất
(Chế Lan Viên, Nay đã phù sa)

3. Quan sát một vật gần gũi quen thụôc, liên tưởng đến một vạt khác có điểm giốgn với vật đó và viết câu văn có dùng phép ẩn dụ.

II – HOÁN DỤ

1. Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi.

(1) Đầu xanh đã tội tình gì,
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

(2) Áo nâu liền với áo xanh,
Nông thôn liền với thị thành đứng lên
(Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng)

a) Dung những cụm từ đầu xanh, má hồng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội ta?

b) Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?

Gợi ý: Lấy một đặc điểm tiêu biểu của đối tượng quan sát, chẳng hạn lấy một bộ phận cơ thể, một vận dụng, một tính chất,... để gọi tên nhân vật, đó là phép hoán dụ nói chung. Hoán dụ tu từ là biện pháp thay đổi một tên gọi quen thuộc bằng một tên gọi khác nhờ có sự phát hiện mới về đối tượng đó theo quan hệ gần gũi với một đối tượng khác.

2. Thôn Đoại ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.
(Nguyễn Bính, Tương tư)

a) Câu thơ trên có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.
b) Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông khác với câu ca dao Thuyền ơi có nhớ bến chăng... ở điểm nào?

Gợi ý: Ẩn dụ “cau thôn Đoài” và “trầu không thôn nào” tuy được dùng trong một câu hỏi lấp lửng (câu hỏi tu từ) nhưng lại ám chỉ người thôn Đoài và thôn Đông. Đây là cách diễn đạt phù hợp với tâm trạng của người đang yêu, phù hợp với cách nói lấp lửng, bóng gió trong tình yêu đôi lứa.

3. Quan sát một sự việc, nhân vật quen thuộc va thử đổi tên gọi của chúgn theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó.