Tập làm thơ bốn chữ

Lớp 6

15.00

Văn mẫu

Nội dung

I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Trước khi làm bài tập, chú ý xem kĩ phần Đọc thêm về thơ bốn chữ, sau bài Lượm (Bài 24, tr.77).

1. Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? Hãy nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó.

2. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. Hãy chỉ ra đâu là vần chân và đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau:
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi.
(Xuân Diệu)
3. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền và đoạn nào gieo vần cách:
Cháu đi đường cháu
Chú lên đường xa
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
(Tố Hữu)
Nghé hành nghé hẹ
Nghé chẳng theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt.
(Đồng dao)
4. Đoạn thơ sau đây trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho phù hợp.

Em bước vào đây
Gió hôm nay lạnh
Chị đốt than lên
Để em ngồi sưởi

Nay chị lấy chồng
Ở mãi Giang Đông
Dưới làn mây trắng
Cách mấy con đò.
5. Tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.

II – TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ TRÊN LỚP

1. Trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà; chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) thơ ấy.
2. Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được của bài làm.
3. Cả lớp góp ý, từng học sinh tự sửa chữa bài làm của mình.
4. Cả lớp cùng thầy, cô giáo đánh giá và xếp loại.

ĐỌC THÊM
Một số đoạn thơ bốn chữ:
Đường đi thì nhỏ
Bờ cỏ thì xanh
Trời cao thì thanh
Em ơi! Có rõ.
(Tế Hanh)
Hai con ngựa trắng
Ăn cỏ đồng xanh
Hương gió thanh thanh
Vang lừng ca ngợi.
(Hồ Dzếnh)
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng.
(Đỗ Trung Lai)
Thời gian như gạo
Chảy qua tay người
Hạt thơm hạt thảo
Nong đầy, nong vơi.
(Đỗ Bạch Mai)