Soạn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh

Lớp 8 » Từ tượng hình, từ tượng thanh

23.00
I. Đặc điểm – công dụng

a. Đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao có những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trảng thái của sự vật, những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người:

- Từ tượng thanh: hu hu, ư ử. Đây là những từ thể hiện tiếng khóc đáng thương của lão Hạc, từ tượng thanh này có tác dụng thấu hiểu được sự đau đớn, dằn vặt của lão Hạc.

- Từ tượng hình: móm mém, xồng xộc, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. Những hình ảnh đáng thương của lão Hạc đã thể hiện sự đau khổ nghèo khó của người nông dân trước cách mạng.

b. Công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

- Từ tượng hình là từ miêu tả trạng thái tính chất của sự vật, sự việc nó giúp cho người đọc hiểu được nội dung va tính chất của hoạt động đó..

- Từ tượng thanh là từ miêu tả về âm thanh cũng cho biết trạng thái của sự vật...

II. Luyện tập:

Câu 1: Từ tượng hình và tượng thanh trong những câu trích trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

a. Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, đánh bốp, nham nhảm.

b. Từ tượng hình: rón rén, lực điền, chỏng queo.

Câu 2: Năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người: tất bật, hùng hục, thoăn thoắt, lom khom, rón rén.

Câu 3: Phân biệt ý nghĩa của từ tượng thanh sau:

- Ha hả: đây là tiếng cười to, không có giới hạn.

- Hì hì: cười có vẻ đang thẹn thùng e thẹn.

- Hô hố: cười to, có vẻ thô lỗ

- Hơ hớ: cười to, thoải mái, không che đậy,...

Câu 4: Đặt câu với từ: lắc rắc, lã trã, lấm tấm, khúc khuỷu,...

- Ngoài trời hôm nay mưa lắc rắc.

- Nước lã trã rơi xuống sân trường.

- Mưa lấm tấm mà cũng làm ướt áo bạn Hoa.

- Con đường làng khúc khuỷu quanh co...

Các từ còn lại học sinh tự đặt.

Câu 5: Bài thơ có cách dùng từ tượng hình, tượng thanh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo tao
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)
Bài thơ trên có những từ tượng hình, tượng thanh làm cho bài thơ rất giàu hình ảnh và gây ấn tượng.

a. Về từ tượng hình: trong veo, sóng biếc, tẻo teo, gợn tí, vắng teo, xanh ngắt.

b. Về từ tượng thanh: đưa vèo, đớp động.