Soạn bài: Từ Hán Việt (tiếp theo)

Lớp 7 » Từ Hán Việt (tiếp theo)

Chưa có đánh giá nào
I. Sử dụng từ Hán Việt

1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a. Nếu ta thay thế từ đàn bà, chết, chôn, xác chết vào vị trí của các từ phụ nữ, mai táng, tử thi câu văn sẽ mất đi sắc thái trang trọng, tôn kính, tao nhã. Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ.

b. Các từ Hán Việt trong đoạn văn này có sắc thái cổ, có tác dụng tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.

2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt

Trong ví dụ (1), (2), người viết đã lạm dụng từ Hán Việt. Trong các trường hợp này, sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt không phù hợp, đối với những câu không có sắc thái nghĩa trang trọng nếu dùng từ Hán Việt sẽ gây cảm giác khiên cưỡng, cứng nhắc.

II. Luyện tập

Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp:

- Thân mẫu, mẹ
+ Câu 1 chọn từ “mẹ”
+ Câu 2 chọn từ “thân mẫu”

- Phu nhân, vợ
+ Câu 1 chọn từ “phu nhân”
+ Câu 2 chọn từ “vợ”

- Lâm chung, sắp chết
+ Câu 1 chọn từ “sắp chết”
+ Câu 2 chọn từ “lâm chung”

- Giáo huấn, dạy bảo
+ Câu 1 chọn từ “giáo huấn”
+ Câu 2 chọn từ “dạy bảo”

Câu 2:

Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí. Vì dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí để tạo sắc thái trang trọng cho tên gọi.

Câu 3:

Những từ Hán Việt được dùng góp phần tạo sắc thái cổ xưa là: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần,...

Câu 4: Nhận xét: hai từ Hán Việt bảo vệ và mĩ lệ dùng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, làm cho lời nói thiếu tự nhiên.

- Dùng từ thuần Việt thay thế:
+ Câu 1 dùng từ “giữ gìn” thay thế cho từ “bảo vệ”.
+ Câu 2 dùng từ “đẹp đẽ” để thay thế cho từ “mĩ lệ”.