Soạn bài: Qua đèo Ngang

Việt Nam / Lớp 7 » Bà huyện Thanh Quan » Qua đèo Ngang

Chưa có đánh giá nào
Câu 1: Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

- Đường luật: luật thơ có tự đời Đường (618 – 907) ở Trung Quốc.

- Số câu: 8 câu (bát cú)

- Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần: ở chữ cuối của câu 1 – 2 – 4 – 6 -8 tất cả đều vần bằng và một vần duy nhất (còn gọi là độc vần): tà – hoa – nhà – gia – ta (vần a).

- Phép đối: trong mỗi bài thơ có 2 cặp câu đối nhau về cả nghĩa lần thanh điệu: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Câu 2: Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.

Câu 3:

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt.

Các từ láy: “lom khom”, “lác đác”, các từ tượng thanh: “quốc quốc”, “đa đa” có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

Câu 4: Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.

Câu 5: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua hai hình thức:

- Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian hình thức:
+ Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chống hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là phải lắm.
+ Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

- Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ “Một mảnh tìn riêng ta với ta”. Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.

Câu 6:

Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.