Soạn bài: Liệt kê

Lớp 7 » Liệt kê

Chưa có đánh giá nào
I. Thế nào là phép liệt kê?

Câu 1:

Câu gồm các cụm từ có cách cấu tạo tương tự nhau, đều là cụm danh từ: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông,...

Về ý nghĩa của các bộ phận giống nhau trong câu đều để chỉ những vật dụng, nhằm khắc hoạ cảnh sống sinh hoạt xa hoa của quan lớn, trong lúc dân phu thì cực khổ dầm mình trong mưa gió.

Câu 2:

Việc nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên nhằm đặc tả cảnh hàng loạt những đồ vật bày la liệt bên cạnh tên quan phủ.

II. Các kiểu liệt kê

Câu 1:

- tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải - liệt kê không theo cặp;

- tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải - liệt kê theo từng cặp.

Câu 2:

- Có thể đảo Tre, nứa, trúc, mai, vầu mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của phép liệt kê; đây là kiểu liệt kê không tăng tiến;

- Không thể đảo hình thành và trưởng thành; gia đình, họ hàng, làng xóm vì: phải hình thành rồi mới trưởng thành, theo cấp độ từ nhỏ đến lớn thì gia đình, họ hàng, làng xóm. Đây là phép liệt kê tăng tiến.

Câu 3: Phân loại phép liệt kê

- Phân loại theo cấu tạo:

+ Liệt kê theo từng cặp

+ Liệt kê không theo từng cặp

- Phân loại theo ý nghĩa:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không tăng tiến

III. Luyện tập

Câu 1: Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:

- Sức mạnh của tinh thần yêu nước (đoạn “Từ xưa đến nay,... tất cả lũ bán nước và cướp nước”).

- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc (Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...).Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc (Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...).

- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp (đoạn “Từ các cụ già tóc bạc... quyên ruộng đất cho Chính phủ”).

Câu 2:

a. - dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm

- những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập

b. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa lung

Câu 3: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê

a. “Sân trường em trong giờ ra chơi thật là náo nhiệt: chỗ này một nhóm đá cầu, chỗ kia nhảy dây, keo co... Trên những ghế đá, dưới các tàn cây rợp mát, những nhóm bạn lặng lẽ hơn. Họ đang thủ thỉ tâm sự, chia nhau miếng bánh, đọc truyện hoặc cùng ôn bài...”

b. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã khắc hoạ được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.”

c. Qua truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu chúng ta thấy hình ảnh Phan Bội Châu hiện lên thật hiên ngang, bất khuất. Ông luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác trước miệng lưỡi của kẻ thù. Phan Bội Châu chính là tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.