Soạn bài: Câu trần thuật đơn

Lớp 6 » Câu trần thuật đơn

Chưa có đánh giá nào
I. Câu trần thuật đơn là gì?

Câu 1: Các câu này dùng để trần thuật.

- Kể lại việc Dế Mèn không cho Dế Choắt đào thông ngách sang nhà mình.

- Tả: "Chú mày hôi như cú mèo".

- Nhận xét, nêu ý kiến, thái độ thông qua câu nói.

- Cầu khiến: "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!"

Câu 2: Xác định thành phẩn chủ, vị của các câu trần thuật.
Chủ ngữ Vị ngữ Chủ ngữ Vị ngữ
tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài    
tôi mắng    
Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được
Tôi về, không một chút bận tâm    


Câu 3: Xếp các câu trên.

a. Một cụm chủ vị:
+ Tôi mắng.
+ Thông ngách sang nhà ta?
+ Dễ nghe nhỉ?
+ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
+ Đào tổ nông thì cho chết!

b. Câu do hai hay nhiều cụm chủ vị sóng đôi tạo thành:
+ Chưa nghe hết câu,..., xì một hơi rõ dài.
+ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
+ Tôi về, không một chút bận tâm.

II. Luyện tập

Câu 1: Câu trần thuật đơn

- Câu (1): Giới thiệu và tả ngày thứ năm trên đảo Cô Tô.
- Câu (2): Bầu trời Cô Tô (C) cũng trong sáng như vậy (V): miêu tả.

Tất cả những câu này là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu người, vật.

Các câu (3), (4) cũng là câu trần thuật nhưng không phải là câu trần thuật đơn vì có nhiều hơn một cụm chủ vị làm thành phần chính của câu, đây là câu trần thuật ghép.

Câu 2:

Chúng thuộc thể loại câu trần thuật, có tác dụng giới thiệu người và vật.

Câu 3:

Cách giới thiệu nhân vật chính ở các truyện này không dùng câu trần thuật đơn (một C – V) mà dùng câu trần thuật ghép trình bày hai hay nhiều ý liên quan chặt chẽ với nhau.

Ví dụ:
Hùng Vương thứ mười tám (C1) có một người con gái tên là Mị Nương (V1), người (C2) đẹp như hoa (V2), tính nết (C3) dịu hiền (V3).
Các câu trong bài tập 2 giới thiệu thẳng vào nhân vật chính khác với các câu ở bài tập này, người kể không giới thiệu ngay vào nhân vật chính mà giới thiệu các nhân vật phụ trước.
Câu 4:

– Không chỉ giới thiệu người thợ mộc – nhân vật chính của truyện (có một người thợ mộc), tác giả dân gian còn kể chuyện anh ta "dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày".

– Không chỉ giới thiệu một người nào đó "ở huyện Lạng Giang", mà còn cho ta thấy người này "đang bổ củi", trông "thấy một con hổ"; và miêu tả hình dạng, hoạt động của con hổ – nhân vật chính của truyện: trán trắng, cúi đầu cào bới, nhảy lên, vật xuống,...

Như vậy, ngoài tác dụng giới thiệu, đồng thời, các câu trần thuật trên còn dùng để tả, kể về hành động, hình dạng của nhân vật.