Soạn bài: Câu trần thuật đơn có từ “là”

Lớp 6 » Câu trần thuật đơn có từ “là”

Chưa có đánh giá nào
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”

Câu 1: Phân tích thành phần chủ ngữ, vị ngữ:
Thứ tự Chủ ngữ Vị ngữ
1 Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều
2 Truyền thuyết là loại truyện dân gian ... kỳ ảo
3 Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa
4 Dế Mèn trêu chị Cốc là ngông cuồng


Câu 2: Các vị ngữ đều có từ “là” kết hợp với cụm danh từ.

Câu 3:

– (1) Bà đỡ Trần (không phải) là người huyện Đông Triều.

– (2) Truyền thuyết (không phải) là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

– (3) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (chẳng phải) là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

– (4) Học tập tốt (chưa phải) là biết thương cha mẹ.

– (5) Dế Mèn trêu chị Cốc (chẳng phải) là ngông cuồng.

Như vậy, đối với câu trần thuật có từ là, khi vị ngữ biểu thị ý nghĩa phủ định, nó kết hợp với các từ không phải, chưa phải, chẳng phải ở trước từ “là”.

II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”

– Câu (2) trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, là câu định nghĩa.

– Câu (1) giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu giới thiệu.

– Câu (3) miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu miêu tả.

– Câu (4), (5) thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu đánh giá.

III. Luyện tập

Câu 1: Trong các câu dưới đây, những câu nào là câu trần thuật đơn có từ “là”?

- Trừ các câu ở ví dụ (b) và (đ), những câu còn lại đều là câu trần thuật đơn có từ “là”.

Câu "Người ta gọi chàng là Sơn Tinh." và câu "Vua nhớ công ơn phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà." không phải là câu trần thuật đơn có từ “là” (mặc dù có từ “là”), vì từ “là” không dùng để nối chủ ngữ với vị ngữ. Từ “là” trong hai câu này dùng để nối giữa động từ trung tâm vị ngữ với phụ ngữ của động từ (gọi – là Sơn Tinh; phong cho – là Phù Đổng...).

Câu 2: Xác định C – V và nội dung câu

a.

- Bóng tre (c) trùm lên (v) --> Câu miêu tả (MT)

- Thấp thoáng (v) mái đình (c) --> Câu tồn tại (TT)

- Ta (c) giữ gìn (v) --> (MT)

b.

- Có cái hang (v) dế choắt (c) --> (TT)

- Dế choắt (c) là tên (v) --> (MT)

c.

- Tua tủa (v) những mầm măng (c) --> (TT)

- Măng (c) trồi lên... (v) --> (MT)

Câu 3:

Xác định rõ chủ đề của đoạn văn (tả về một người bạn), với đoạn văn miêu tả thì câu trần thuật đơn thường là kiểu câu giới thiệu – miêu tả, đánh giá. Để nêu được tác dụng của câu trần thuật đơn mà mình sử dụng, lưu ý phân tích mối quan hệ giữa vị ngữ và chủ ngữ, tác dụng của vị ngữ đối với những sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ.

Tham khảo:

Nguyễn Thị Mai là bạn thân của em. Cùng tuổi nhau nhưng Mai cao hơn em một cái đầu. Cả hai đứa đều cặp tóc, có má núm đồng tiền và hàm răng trắng nõn. Phương Trà hát rất hay, múa đẹp, học Toán và Tiếng Việt rất xuất sắc. Chúng em yêu quý nhau lắm.

--> Câu in đậm là câu trần thuật đơn có từ là, đây là câu giới thiệu.