Soạn bài: Động từ

Lớp 6 » Động từ

Chưa có đánh giá nào
I. Đặc điểm của động từ

Câu 1: Các động từ:
a. đi, đến, ra, hỏi
b. lấy, làm, lễ
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề

Câu 2: Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Câu 3: Động từ có khả năng kết hợp với các từ “sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng” ở phía trước để tạo thành cụm động từ.

Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ "là" và chúng mất khả năng kết hợp với các từ “sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng”.

Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.

II. Các loại động từ chính

Câu 1: Bảng phân loại:

Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi “Làm gì?” đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời các câu hỏi “Làm sao? Thế nào?” dám, toan, định buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu


Câu 2: Có thể tìm thêm:

- Động từ tình thái: Cần, nên, phải, có thể, không thể.

- Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?): Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ...

- Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, mòn, nhức nhối, bị, được

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.
- Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,...

- Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi,...

- Động từ tình thái: đem, hay,...

Câu 2:

- Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá,...

- Động từ đưa cầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa: đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.

- Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ đưa cầm. Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu.