Soạn bài: Trợ từ, thán từ

Lớp 8 » Trợ từ, thán từ

Chưa có đánh giá nào
I. Kiến thức cơ bản

1. Trợ từ

Câu 1: Nghĩa của các câu (trong sách giáo khoa) có chỗ khác nhau:

- Nó ăn hai bát cơm: nói lên sự việc khách quan.

- Nó ăn những hai bát cơm: ngoài ý nghĩa khách quan, còn có ý nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.

- Nó ăn có hai bát cơm: đánh giá nó ăn hai bát cơm là ít, không đạt mức bình thường.

Câu 2: Như vậy các từ “những” và “có” ở các câu trong mục 1 là dùng để đánh giá, nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

2. Thán từ

Câu 1:

- “Này” là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.

- “A” trong trường hợp này là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.

- “Vâng” là thể hiện sự đáp trả lời người khác.

Câu 2: Nhận xét về cách dùng các từ: này, à, vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

- (a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

- (b) Các từ ấy có thể dùng cũng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

II. Luyện tập

Câu 1: Các từ là trợ từ trong các câu

a. Chính thầy là hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này

c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này

g. Cô ấy đẹp ơi là đẹp

i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Từ chính ở câu (b) là tính từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước, các từ ở câu (d), (e), (h) không phải là trợ từ

Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ:

a. Lấy: từ dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn

b. - Nguyên: chỉ có như thế, không có gì thêm, gì khác.

- Đến: từ biểu thị ý nhấn mạnh về tính chất bất thường của một hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của một việc.

c. Cả: Từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao hơn.

d. Cứ: Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Câu 3: Chỉ ra các thán từ:

a. này, à

b. ấy

c. vâng

d. chao ôi

e. hỡi ơi

Câu 4: Nghĩa của các thán từ:

a. - Ha ha: từ gợi tả tiếng cười to tỏ ý thoải mái.

- Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột

b. Than ôi: biểu thị sự đau buồn, thương tiếc.

Câu 5: Ý nghĩa câu tực ngữ “Gọi dạ bảo vâng” khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép.