Qua khổ 1 và 4 bài “Tràng giang”, làm rõ nhận định: Với những câu thơ cổ kính, phảng phất một âm hưởng Đường thi, Huy Cận thành thực nhớ và ngơ ngẩn yêu những cái vu vơ mờ mịt

Việt Nam / Lớp 11 » Huy Cận » Tràng giang

53.80
Trong số các nhà thơ trước cách mạng Huy Cận là một nhà thơ ảo não nhất, thơ ông luôn ẩn chứa một nổi sầu nhân thế, nổi buồn tủi về thân phận bơ vơ, bé bỏng. Huy Cận thường tìm tới không gian mờ mịt, vu vơ giữa một vụ trụ bao la. Và bài thơ Tràng giang nằm trong mạch cảm xúc chung về sự cô đơn, buồn tủi của riêng mình và của con người khi đứng trước khung cảnh trời đất mênh mông, hùng vĩ của quê hương mình.

Cảm giác về một không gian sông nước mênh mông trước hết được gợi lên từ âm điệu của nhan đề bài thơ Tràng giang. Đây là một cụm từ Hán- Việt hay còn đồng nghĩa với sông dài hay trường giang. Bài thơ Tràng giang là điểm cao trong luồng thơ tạo vật với tâm tình này chắc hẳn chỉ có ở Tràng giang. Thiên nhiên tạo vật ở đây là đất nước, đất nước của ta, bài thơ dường như trở thành cổ kính, phảng phất một âm hưởng Đường thi, của một nhà thơ mới. Thơ của ông không lộng lẫy, không kiều diễm, không thanh sắc, ông gợi cảnh cũ không biết rõ là cảnh Tàu hay Việt Nam, chỉ thấy xưa, thấy xa, thấy vắng lặng. Đó chính là nỗi buồn mênh mông của thời gian.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại xanh như ngọc
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Câu đầu hai chữ “điệp điệp” ứng với “sóng gợn” nói lên mức độ buồn khiến sóng không xô, không đập. không dữ dội, chỉ trôi nhẹ nhàng trôi trên thành cây nhỏ lăn tăn trên mặt sông. Tạo nên một cảm giác u uất khiến nổi buồn trĩu nặng hơn trong long người, khi con thuyền xuất hiện “xuôi mái nước song song” ta cứ nghĩ nổi buồn sẽ sắp được trôi đi ra khỏi mình. Nhưng phút chốc thuyền biến mất, nổi tuyệt vọng lại chen vào, thình lình một nỗi “sầu tram ngã” của nước xô dạt “cành củi khô lạc mấy dòng”. Thì ra đâu phải trời yên bể lặng nổi buồn từ đìu hiu bổng rộ lên và dày vò trái tim tác giả.

Ở khổ thơ đầu của bài thơ, Huy Cận đã miêu tả một cách rất thực nổi buồn sâu thẳm của tác giả. Thì khổ thơ cuối Huy Cận đã miêu tả cảnh thiên nhiên thật sâu lắng, cảnh nhớ nhà, nhớ quê hương lại càng da diết hơn.
Lớp lớp mây cao đùm núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Hồn quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Ta có thể thấy rõ mồn một “mây”, “núi”, “sông” nằm gọn trong “cánh chim nghiêng”, không gian bổng chìm xuống, màu sáng của núi mất dần. Lòng vờn vờn nhớ nhà khắc khoải khôn nguôi, nhưng dù thế nào nữa nổi buồn ấy cũng chỉ là một cái phao nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của Huy Cận như là lời nói chung của những người đi xa quê hương, xa gia đình. Nổi buồn ấy đã chìm vào trái tim và tâm hồn ông khi đứng trước dòng sông của quê hương mình. Mọi cảnh vật dường như chỉ thấy xưa, thấy xa lạ, nỗi buồn bã vẳng lặng mênh mang theo thời gian.

Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện rõ được cái tôi nỗi cảm của mình, ông đã thể hiện được khung bậc cảm xúc của mình một cách thật da diết. Thơ của ông đậm tình yêu quê hương và nghệ thuật sử dụng trong câu thơ đã được vận dụng rất uyển chuyển đi vào lòng người.