Phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” (3)

Việt Nam / Lớp 8 » Nam Cao » Lão Hạc

15.00
Trong giai đoạn 1930 – 1945, có lẽ những tác phẩm văn học hiện thực đạt đến đỉnh cao nhất đã khắc hoạ thành công hình tượng người nông dân. Trong tác phẩm ấy, Lão Hạc đứng ở một vi trí vô cùng quan trọng và đã gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc bởi cách nhìn người nông dân của Nam Cao. Đó là cách nhìn của một con người đồng cảm với nỗi đau khố của người nông dân, gần gũi, yêu thương và nhìn ra những phẩm chất cao quý của họ.

Trước hết, ta phải đề cập tới cuộc sống con người của nông dân, cu thể là lão Hạc, nhân vật chính, qua cách nhìn của các tác giả. Nam Cao đã thấy được một cuộc sống hiện đại tại khổ đau, cùng cực của ông lão và tác phẩm đã phản ánh rõ nét. Với ngòi bút sắc sảo mà gợi cảm của một nhà văn hiện thực lớn, người đọc thực sự cảm nhận được nỗi đau cả về vật chất lẫn tinh thần của lão Hạc. Lão sống một cuộc đời nghèo khổ với số tiền ít ỏi “bòn vườn” và “làm thuê”. Nhưng Nam Cao không chỉ nói thế, nhà văn đã dám nhìn thẳng vào cái cuộc sống vật chất không phải dành cho con người của lão Hạc cho dù nó có đau xót biết bao. Bởi lẽ, Nam Cao là nhà văn hiện thực, ông không ưa cái nhìn bóng bẩy bên ngoài, không cố vươn lên những cái được coi là “tươi đẹp” của một số ngòi bút lãng mạn đương thời, ông không tìm đến một sự thoát li, mà lại dùng ngòi bút chân thật nhất, trung thành nhất của một người thư ký trong cuộc đời. Và ông cùng đã mang theo ngòi bút, cách nhìn ấy vào Lão Hạc và nó trở nên sâu sắc hơn ở đây. Nếu như Ngô Tất Tố nhìn vào người nông dân trong nỗi đau khổ vì thuế thân, một thứ thuế dã man, độc ác, một thứ thuế bất công bắt con người phải trả tiền cho chính cái mạng sống nhục hơn chó cùa mình: nếu như Nguyền Công Hoan khắc hoạ hình ảnh người nông dân trong đắng cay, tủi nhục vì bị lừa bịp, cướp ruộng, thì Nam Cao lại có cách nhìn thật khác. Có khi nếu người đọc vô tình không để ý thì có nhận ra được cái nhìn “thấm sâu” ấy đâu. Và ta sẽ khẳng định lão Hạc khổ là “tự lão” đấy chứ, giống như người vợ của ông giáo đã nói vậy. Và như thế, thì là cũng tự lão ăn củ mài, củ chuối để tự đoạ đày tấm thân mình đấy chứ. Nhưng không, Nam Cao đã thấy được một cách rõ nét nhất sự thiếu thốn vô bờ về vật chất của lão Hạc: cái khổ vì chăm làm mà không ai thuê, cái khổ trong cảnh: Làng mất vó sợi, nghề vải đành phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào họ tranh nhau làm tất cả..., cái khổ vì tiền dành dụm được của lão sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh. Đau xót lắm chứ, cơ cực lăm chứ ở đây đâu có xuất hiện thứ thuế thân, đâu có xuất hiện một tên quan huyện gian tham nào đâu mà người nông dân vẫn vô cùng tủi nhục. Đó chính là cái nhìn của con ngươi thông cảm nhất với người nông dân, hiểu thấu nhất nỗi đau đời “bình dị” mà xót xa nhất của họ. Bằng trái tim tha thiết, Nam Cao lại dám nhìn sâu vào nỗi khổ của người nông dân một cách trực tiếp nhất mà có khi chính tác giả cũng đang nhoà lệ. Trong những ngày cuối đời, lão Hạc sợ ăn vào tiền của con nên lão bán đi cậu Vàng – con vật mà lão yêu quý, dành dụm hết tiền để đưa cho ông giáo, rồi tự “kiếm ăn”. Đúng, lão “kiếm ăn” như một “con vật”. Nghe mà tàn nhẫn quá, nhưng đúng là như vậy, bởi vì cái con người phải ăn các loại củ, mò trai mò hến cẩm hơi thì đâu còn là cuộc sống cuộc đời của con người nữa đâu. Ôi! Cái nhìn của Nam Cao vào nỗi khổ vật chất của người nông dân mới đau đớn xót xa và trực tiếp, dũng cảm biết bao.

Nếu cái nhìn của Nam Cao về người nông dân chỉ dừng lại ở cuộc sống vật chất của họ thì ta cũng thấy nó sâu xa, đau lòng lắm rồi. Nhưng Nam Cao còn là một người gần gũi với nông dân nên tác giả còn nhìn sâu hơn vào nỗi đau tinh thần của họ. Nam Cao đã hiểu được nỗi đau về tinh thần tưởng chừng như không thể có trong cái con người mà chất “con” nhiều hơn của Chí Phèo thì ở lão Hạc, cái nỗi đau khổ lại càng thấm thía hơn. Nam Cao đã thấy được những nỗi đau về mặt tinh thần, xuất phát từ vật chất nhưng xót thương hơn nhiều của người nông dân. Đó là nỗi đau của người chồng mất vợ, của một người cha mà đứa con duy nhất phải phẫn uất bỏ đi xa vì tình yêu tan vỡ. Nỗi lo lắng cho số phận của người con ở đồn điền cao su là nỗi đau cùng cực mà lão Hạc phải chịu đựng. Nam Cao đã nhìn ra nỗi đau đó từ những lời than thở của lão Hạc với ông giáo từ những ngày ông cặm cụi, một thân một mình bên con chó, kỉ vật của anh con trai để lại, từ những lời nói tưởng chừng như vô cùng “lẩn thẩn” của lão với con chó: Cậu có nhớ bố cậu không?... Có nghĩa đó là những việc bình thường nhất trong cuộc sống hàng ngày của người nông dân, thế nhưng nó mới da diết lẳng lặng mà đau vào “tận tâm” biết bao nhiêu. Không dừng lại ở đó, Nam Cao còn nhìn thấu cái nỗi đau đớn, ân hận của lão Hạc khi lão bán đi cậu Vàng. Bán chó là một chuyện nhưng bán đi cái niềm vui nhỏ nhoi cuối cùng, bán đi “cái người bạn” ngày đêm cặm cụi bên lão thì lại là chuyện khác. Nó đau đớn đến nỗi miệng lão méo xệch, hai hàng nước mắt chảy ra và tự cho là mình làm việc thất đức, già rồi mà “nỡ lừa con chó”. Ôi, nó mới đau khổ, thấm thía làm sao! Nam Cao nhìn vào nỗi khổ của người nông dân mà viết lên một cách sâu lắng nhưng mạnh mẽ như chính mình đau vậy.

Không chí thế, Nam Cao còn nhìn thấy những phẩm chất cao đẹp của lão Hạc trong suốt cuộc sống không phải là con người. Lão mang trong mình một trái tim yêu thương nồng hậu. Một lần nữa, cái nhìn của Nam Cao lại bộc lộ nét độc đáo và sâu xa ở đây. Nam Cao không chỉ nhận thấy tình thương của con người với con người như tình cảm vợ chồng, làng xóm trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, như tình cảm bỗng dưng trào lên trong Chí Phèo khi hắn ngửi thấy cái mùi vị thơm ngon trong bát cháo hành của Thị Nở mà lại nhìn thấy từ tình thương với con vật. Lão ăn gì cũng gắp cho nó, âu yếm như một bà mẹ chăm sóc đứa con cầu tự, khi bán con chó đi thì đau đớn khôn cùng. Yêu con vật mà Nam Cao đã viết đến mức như vậy thì con người còn mênh mông đến nhường nào. Nam Cao còn nhận thấy và trân trọng những phẩm chất tự trọng, lương thiện, nhân ái của lão Hạc, trong cách đối xử với mọi người, trong tình yêu với con. Lão dành dụm tiền, ăn củ mài củ chuối để sống chỉ vì thương con, lo cho con. Nam Cao nhìn thấy bản chất lương thiện của lão Hạc một cách sấu sắc hơn cả trước cái chết của lão. Có thể lão Hạc là một nhân vật trong cuộc đời mà cũng có thể là hình tượng mà Nam Cao xây dựng nên. Nhưng dù gì đi nữa thì cái chết của lão Hạc là chi tiết thành công nhất của tác phẩm và cũng là chi tiết nêu bật cái nhìn người nông dân của Nam Cao. Tác giả thấy họ lương thiện đến mức thà chết chứ “không làm bậy”, tự trọng đến mức chết cũng sợ làm phiền bà con hàng xóm. Trong tác phẩm, Nam Cao không chỉ làm nổi bật lên phẩm chất của người nông dân quen cái nhìn trực tiếp mà còn khéo léo thể hiện qua cái nhìn của những con người khác. Nam Cao để cho vợ ông giáo cằn nhằn, để cho cô ta nhìn lão Hạc với con mắt không thiện cảm. Nam Cao lại để cho Binh Tư nhìn vào lão Hạc với cái cười khẩy và khẳng định rằng: Gớm, thế mà cũng bảo là trong sạch. Chẳng qua là lão cũng chỉ bình thường thôi. Lão vừa xin tôi ít bả chó để hôm nào “làm một bữa”. Nhưng đâu phải thế, cái nhìn trực tiếp của nhà văn lại không cực đoan như vậy. Nam Cao đã nhìn thẳng vào người nông dân để mà bênh vực cho phẩm chất của họ. Lão Hạc chết đau đớn dữ dội cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Lão Hạc chết trong lòng lương thiện và tự trọng. Có lẽ đó là cái nhìn tươi đẹp nhất, trong sáng nhất về con người nông dân của Nam Cao.

Bên cạnh đó, nói về cách nhìn về con người nông dân của Nam Cao, chắc chắn còn phải đề cập đến cảm hứng nhân văn dạt dào của tác giả. Chính vẻ đẹp của người nông dân trong đói khổ, cay cực đã xuất phát một cái nhìn yêu thương tha thiết nhất. Nam Cao đã trân trọng, nâng niu. bênh vực mạnh mẽ người nông dân. Ông bênh vực họ gián tiếp hay trực tiếp đều làm nổi bật lên cái nhìn yêu thương, cái nhìn của những con người đồng khổ. Nam Cao đã không chỉ nhìn ra nỗi đau khổ trực tiếp của người nông dân mà còn nhìn ra cái nguyên nhân sâu xa trong nỗi khổ đau của họ. Đó chính là cách nhìn sáng suốt, đứng về chính nghĩa, tức là đứng về phía người nông dân đã lên án những thế lực đày đoạ họ, dù là gián tiếp hay trực tiếp. Đó không phải là cách nhìn của người trên hướng xuống, không phải là cách nhìn với tình cảnh dửng dưng mà nó sâu sắc, tha thiết. Nêu ở Chí Phèo, Nam Cao vẫn bênh vực Chí Phèo, cái tên “chửi cả làng Vũ Đại” ấy là vì hắn vẫn còn lòng lương thiện và khát khao yêu thương, vì hắn bị bọn cường hào bất công, dâm dục đày đoạ mới trở thành như vậy, thì ở Lão Hạc, Nam Cao nhìn vào phẩm chất tốt đẹp nhưng bất hạnh của họ mà bênh vực sâu sắc. Phải chăng xã hội thực dân phong kiến đã lần lượt cướp đi những niềm vui của họ, đẩy họ đến bước đường cùng? Phải chăng chính cái xã hội ấy đã chôn bao nhiêu thanh niên trong rừng thiêng nước độc, để bao người cha người mẹ chết đi trong khổ đau?... Nam Cao đã nhìn thấu người nông dân như vậy đấy. Không chỉ trực tiếp nhìn vào cuộc sống hàng ngày, mà còn bao quát chung quanh họ. Nam Cao đứng về phía họ mà thương, mà lên án những kè đày đoạ họ, mà vạch bộ mặt xấu xa của chúng đề nhìn thấy phẩm chất cao đẹp của người nông dân, cho dù họ có thế nào đi chăng nữa thì vần tôt đẹp hơn những kẻ “đè đầu cưỡi cổ” họ. Truyện ngắn Lão Hạc không chỉ nêu bật cách nhìn người nông dân của Nam Cao qua bức tranh nông thôn thu nhỏ về cuộc đời đau khổ của lão Hạc mà còn có một ngôn ngữ nghệ thuật rất tinh tế. Ngôn ngữ ấy biểu hiện cả một thái độ trân trọng bênh vực người nông dân. Nam Cao dùng chữ “lão” mà khòng dùng chừ “hắn”, “y” hay bất cứ cách gọi gi tương tự với lão Hạc. Nam Cao thấy được vẻ gia nua, đau khổ của lão, một con người đáng kính. Trong suốt tác phẩm, bằng những từ ngữ cô đọng, Nam Cao đã làm người đọc nhìn thấy một người nông dân bất hạnh mà cao quý. Chính ngôn ngữ và kết cấu truyện, kết cấu bi kịch trong cái chết cuối cùng của lão Hạc càng làm nổi bật cách nhìn của một nhà văn – một cách nhìn yêu mến, trân trọng nhất với người nông dân.

Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến một chút hạn chế trong cách nhìn người nông dân của Nam Cao. Tuy rằng trong Lão Hạc không có cái nhìn hơi giễu cợt như một số tác phẩm khác nhưng nó cùng chưa thật sự hoàn chỉnh. Cách nhìn của Nam Cao với người nông dân có phần quá bi quan. Sao cuộc đời họ toàn là những cay đắng, tủi nhục, trông thấy mà “đau đớn lòng”? Sao cuộc đời họ không có một chút gì ánh sáng của tương lai hi vọng, mặc dù cái tương lai ấy không phải là còn quá xa? Hay nói cách khác, Nam Cao chưa nhìn thấy “ánh hồng” trong cuộc đời của người nông dân như nhiều nhà cách mạch, lão Hạc sống kiếp đời đau khổ, không một niềm vui dù là nhỏ nhất. Lão chết bi thương trong cái nhìn tuyệt vọng vào một khuôn mẫu nhất định nhưng nếu như lão trong Lão Hạc có tia hi vọng của một con đường và ánh đồng cát như trong Cố hương của Lỗ Tấn thì cách nhìn của Nam Cao sẽ hoàn chỉnh biết mấy. Nhưng dù sao, sự so sánh nào mà chẳng khập khiễng, Nam Cao sẽ mãi mãi là Nam Cao. Ông sẽ mãi mãi ở trong lòng người đọc với tác phẩm Lão Hạc và cách nhìn người nông dân của ông.

Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có thế là tác phẩm thành công nhất của tác giả cũng như của cả dòng văn học. Cách nhìn của Nam Cao với số phận của lão Hạc, chính là cách nhìn với cả tầng lớp nông dân vì lão Hạc mang tính điển hình sâu sắc. Cách nhìn đồng cảm, thương yêu, bênh vực và sâu thẳm vào tận đáy lòng người nông dân của Nam Cao sẽ mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, cho dù tác giả đã đi xa và thân phận của người nông dân bây giờ đây đã đổi mới hơn nhiều.