Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo” (5)

Việt Nam / Lớp 11 » Nam Cao » Chí Phèo

15.00
Bài văn được sáng tác trong những năm của nền văn xuôi đương đại và là tác phẩm mang tính kiệt tác cao. Qua bài văn Nam Cao đã khắc hoạ rõ nhân vật trong tác phẩm đặc biệt là là cái nhìn mới mẻ về chiều sâu của nhân vật, cái nỗi khổ của con người lao động thông qua nhân vật Chí Phèo.

Với nhân vật Chí Phèo, tác giả đã lồng ghép được những chi tiết đặc sắc thể hiện được bi kịch của nhân vật qua cái xã hội phong kiến thời đó.

Chí Phèo được tác giả khắc hoạ bẵng những chi tiết sinh ra không cha không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi, cả đời không hề được biết đến một bàn tay chăm sóc của phụ nữ nếu không gặp thị Nở... Hắn ra đời trong một cái lò gạch cũ bỏ hoang, trong chiếc váy đụp; tuổi thơ của hắn bơ vơ hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ, đến hai mươi tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến.

Các chi tiết này nói lên được cuộc sống cơ cực của nhưng anh vẫn bộc lộ chà đạp áp bức thông qua nhân vật Bá Kiến. Anh đã bị xã hội cướp đi cái bản chất lương thiện và trở thành một con thú dữ và bị loại ra khỏi cái xã hội lúc đó.

Thông qua những chi tiết như: Lão cường hào Bá Kiến vì ghen tuông đã cho giải Chí Phèo lên huyện rồi sau đó để anh Chí ngồi tù. Cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay lão cường hào bắt giam anh Chí lương thiện, vô tội để rồi thả ra một Chí Phèo lưu manh, hung ác. Trở về làng, Chí Phèo trở thành một con người khác hẳn-con quỉ dữ của làng Vũ Đại. Hắn muốn sống thì phải gây gỗ, cướp giật, ăn vạ... Muốn thế hắn phải gan, phải mạnh. Những thứ ấy Chí Phèo tìm thấy ở rượu. Thế là Chí Phèo luôn say, và hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm. Không những vậy Chí Phèo thay đổi cả nhân hình và nhân tính: Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn... hai mắt gườm gườm trông gớm chết... Chí Phèo trở nên xa lạ với mọi người và xa lạ với chính anh. Chí Phèo giờ đây đã là con quỉ dữ của làng Vũ Đại để tác quái cho bao nhiêu dân làng, hắn đạp đổ bao nhiêu sự nghiệp làm tan nát biết bao gia đình, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người... Và thế là hắn không còn được mọi người coi là người nửa ai cũng tránh mặt hắn mỗi lúc hắn qua.

Bên trong con quỷ dữ đó thì còn có những bản chất lương thiện khác đã sưởi ấm thắp lên cuộc sống mới cho nhân vật Chí Phèo đó là nhân vật Thị Nở. Sự xuất hiện của Thị Nở đã làm cho Chí Phèo sống lại hơi dậy một tình yêu mọt niềm tin vào cuộc sống mới. Đây cũng chính là chiều sâu mà tác giả đã khơi dậy được ở còn người mà mọi người gọi là con quỷ dữ của lãng Vũ Đại ngày ấy.

Thế như không được như ý muốn lần nữa Chí Phèo lại bị khớt từ quyền làm người quyền được sống và trở thành một con người lương thiện thông qua nhân vật bà cô của Thị Nở. Đây là chi tiết chứng tỏ Chí Phèo là người bị tước đi cái tinh thần cao quý của một con người.

Và từ đây Chí Phèo đã thấm thía được cái nỗi đau, cái thân phận của mình đã đã tìm đến Bá Kiến để giết và tự mình tự sát để thoát khỏi cái sự đau khổ vầ thể chất lẫn tinh thần, mở ra cho mình một con đường khác tươi sáng hơn.

Cái chết của Chí Phèo đã nhấm mạnh được cái bản chất khao khát quyền được sống, quyền được tự do quyền được làm người của những con người lao động lương thiện lúc bấy giờ.

Đây là cái nghệ thuật được đánh giá cao nhất trong tác phẩm của Nam Cao đó là nghệ thuật xây đựng nhân vật điểm hình trong cái xã hội phong kiến lúc đó. Và qua tác phẩm tác giả cũng nhấm mạnh quyền được sống, được tự do khao khát làm người của những người lao động lương thiện.