Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” (1) - Một HS giỏi Văn trường THPT Lê Hồng Phong, Nam Định

Việt Nam / Lớp 11 » Nam Cao » Chí Phèo

Chưa có đánh giá nào
Chí Phèo là nhân vật có tính cách hoàn toàn ngược lại so với những người nông dân khác trong tác phẩm. Hắn không phải là loại chịu nhịn chịu ức hiếp như mọi người. Bởi vậy hắn xuất hiện rất đặc biệt: “hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi”.

Tiếng chửi của Chí Phèo cũng rất đặc biệt. tiếng chửi của hắn bộc lộ sự căm tức tât cả, muốn trả thù tất cả. Đầu tiên hắn chửi đời, tiếp theo hắn chửi cả làng Vũ Đại, rồi chửi cả những ai không chửi nhau với hắn. Cuối cùng hắn chửi ngay đứa con mẹ nào đã sinh ra thằng Chí Phèo.

Chí Phèo uống rượu để thoả mãn cảm giác thèm ăn, thèm uống nhưng chủ yếu là uống rượu để thoát khỏi sụ cô độc trong tâm hồn, uống vì uất ức tât cả, vì muốn trả thù tất cả. Nhưng trả thù ai? Đối tượng rất mơ hồ. Vì Chí Phèo luôn say, nên bị mất ý thức về không gian, thời gian, mất mối quan hẹ giữa người với người, mất cả ý thức làm người.

Sau tiếng chửi Nam Cao mô tả đến ngoại hình của Chí Phèo. Đó là ngoại hình của một Chí Phèo lưu manh “Hắn về lớp này trông khác hẳn. Trông đặc như thằng săng cá, cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết.”

Mới ở tù về, công việc đầu tiên sau tiếng chửi là hằn đên nhà Bá kiến rạch mặt nằm vạ. Nhưng Bá Kiến là một tên “khôn róc đời” đã sử nhũn với hắn sau đó hắn đã trở thành tay sai cho Bá Kiến. Từ đó trở đi hắn luôn triền miên trong những cơn say. Hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, tỉnh dậy vẫn còn say và làm bất cứ điều gì mà Bá Kiến muốn. “Có lẽ hắn không biết rằng hắn là con quỷ của làng Vũ Đại, để tác quai tác quái cho bao dân làng. Hắn đâu biết hắn đã đập phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện”.

Bọn phong kiến đã lợi dụng sự uất ức muốn trả thù của Chí Phèo, và bản năng thèm ăn, thèm uống của y để đưa y vào những hành động phá hoại. Đối tượng trả thù của Chí Phèo là không xác định, nên hầu hết những việc mà Chí Phèo làm gây đau khổ cho người dân lương thiện. Vì vậy nhân dân đã xa lánh Chí Phèo, bọn thống trị thì lợi dụng Chí Phèo. Do đó Chí Phèo lại càng cô độc, không được coi là con người trong cộng đồng Vũ Đại.

Có thể nói chính vì chính sách cai trị dã man của bọn thống trị mà cụ thể là bọn tay sai như Bá Kiến là nguyên nhân đầu tiên đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh.

Nhưng chúng ta đã biết rằng Chí Phèo vốn sinh ra không phải là một kẻ lưu manh: Hắn ra đời trong một cái lò gạch cũ bỏ không “một anh đi thả ống lươn một buổi sáng tinh mơ, đã thấy hắn trần truồng, xám ngắt trong một cái váy đụp”. Tuy sinh ra trong một hoàn cảnh khổ đau, bị bỏ rơi không cha không mẹ, không họ hàng thân thích, nhưng Chí Phèo đã được hàng xóm chấp nhận. Bà goá mù bán hắn cho một bác phó cối không con, bác phó cối chết, hắn đi ở cho hết nhà nay đến nhà khác. Hắn bỏ sức lao động để nuôi sống bản thân mình. Năm hai mươi tuổi hắn làm canh điền cho nhà Lý Kiến. Hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Hắn là một người có tự trọng và có nhân cách: Khi được bà Ba vợ của Bá Kiến gọi lên bóp tay bóp chân hắn cảm thấy nhục nhã chứ có yêu đương gì. Mặc dù hắn biết “hai mươi tuổi người ta không là gỗ đá nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt”. Nhưng Chí đã biết thế nào là tình yêu thật sự và thế nào là sự lợi dụng. Có thể nói Chí là một con người thật sự theo đúng nghĩa là một con người, là một con người bình thường như bao con người khác, đều có những mơ ước bình dị, đều có những khao khát bình dị đáng cho mỗi chúng ta tôn trọng và quý mến.

Nhưng trong xã hội cũ người nông dân vốn khó được sống lương thiện vì ghen với anh canh điền khoẻ mạnh, Bá Kiến đã đẩy Chí đi tù. Ở nhà tù ra hắn trở thành một tên lưu manh. Khi trở thành một Chí Phèo lưu manh ta vẫn thấy trong Chí thấp thoáng có một Chí Phèo lương thiện. Đó chính là lúc Chí Phèo mềm lòng trước sự đối đãi “nhũn” của tên Bá Kiến. Hay khi chẳng ai dám đi qua nhà hắn vì sợ thì khi Thị Nở đi ngang qua hắn không hề gây sự. Đã thế Thị Nở còn xin cả lửa và cả rượu để bóp chân hắn cũng không gây sự mà “lè nhè chỉ cho thị chai rượu dưới chân giường” và bảo để yên cho hắn ngủ. Những lúc ấy thấy Chí Phèo thật hiền.

Gặp Thị Nở, Chí Phèo như được bừng tỉnh sau một cơn say dài. Thị Nở vốn là một ngươi phụ nữ xấu xí, đã xấu lại còn bị dở hơi. Thị cũng bị mọi người xa lánh. Vì thế mà đã ngoài ba mươi tuổi Thị vẫn chưa có một mối tình vắt vai. Thế nhưng chính con người xấu xí ấy lại có một vị trí rất quan trọng đối với Chí Phèo. Sau một đêm ăn nằm với Thị Chí Phèo dường như thay đổi hẳn, có lẽ đây là lần đầu tiên hắn nghe được âm thanh của cuộc sống – cái âm thanh bình thường mà hằng ngày ai cũng nghe thấy, nhưng đối với Chí đây là lần đầu tiên Chí nghe thấy kể từ khi Chí đi tù về. Bởi có lúc nào Chí tỉnh để mà nghe thấy chúng. “Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh... hắn bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn”. Tự dưng hắn thấy sợ sự cô độc và sự gia mua biết bao. Có lẽ đây là cảm giác thật lạ trong lòng của Chí, lòng Chí như xao động với những cảm giác lạ này. Chí nảy lên trong lỏng một khao khát mãnh liệt về cuộc sống, chí lại nhớ đến ngày xưa - cái ngày chí còn trẻ với biết bao mơ ươc bình dị. Thị Nở đến và mang cho Chí một bát cháo hành bốc hơi, Chí vô cùng cảm động và khóc - khóc cho cái hạnh phúc đầu tiên khi được hưởng thụ theo cung cách của một tổ ấm gia đình “lần đầu tiên Chí Phèo mắt ươn ướt và cái cười nghe thật hiền”. Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Thị Nở như một chiếc đũa thần tình yêu đã gõ vào Chí Phèo, thổi lên một ngọn lủa nhân văn ấm áp kéo Chí Phèo ra khỏi u mê. Lúc này đây chính Thị cũng như quên đi những thứ ràng buộc hàng ngày, quên một bà cô già khó tính, quên công việc ở nhà, quên đi những hà khắc của xã hội phong kiến, cứ như vậy trong năm ngày Thị luôn ở bên Chí. Được ở bên Thị và được sự săn sóc của một người đàn bà, Chí cảm nhận được một tình yêu thật sự, Chí thốt lên những câu thật đáng yêu “giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ, hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”. Có thể nói Chí đang bước những bước chập chững về với cõi người. Đến lúc này chúng ta cũng như cảm thấy vui lên vì Chí đã thay đổi, thế nhưng niềm vui ấy cua Chí không đươc bao lâu. Đến ngày thứ sáu, Thị Nở bỗng bừng tỉnh và nhớ ra là mình vẫn còn một bà cô cần hỏi ý kiến. Thị bảo Chí “dừng yêu” để về xin phép cô mình. Chí nuôi hi vọng sẽ được sự đồng ý, nào ngờ... “Ai đời ba mươi tuổi mà còn đòi đi lấy chồng, mà lấy ai kia chứ. Ai lại lấy một thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ăn vạ” Thế là Chí đã bị tan vỡ một giấc mộng trở về với cuộc sống đời thường vốn bình dị với bao nguời mà sao với Chí nó lại xa vời đến thế. Sự ngăn cản của bà cô Thị Nở đó chính là hiện thân của mốt sợ giây vô hình ngăn cản Chí - đó là sợi dây của sự thành kiến của con nguời lúc bấy giờ. Có thể nói con người trong xã hội thực dân phong kiến ngoài những áp bức của bọn cường hào làm cho con người không ngốc đầu lên được, con người còn bị chết đi về mặt tâm hồn bởi sự xa lánh, sự thành kiến về những điều mà theo họ xấu xa không thể tha thứ hay hoà nhập.

Thế là Chí lại rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn. Bi kịch của một người bị cự tuyệt quyền làm người. Chí Phèo lại uống rượu nhưng mà lạ thật càng uống lại càng tỉnh. Trong hơi rượu cứ thoang thoảng mùi cháo hành, hắn lại ôm mặt khóc rưng rức, và xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi như mọi lần. Trong đầu hắn là đến nhà bà cô Thị Nở để trả thù. Thế nhưng không hắn lại xách dao đến nhà Bá Kiến. Tại sao lại như vậy? Phải chăng Chí đã nhận ra được kẻ thù đích thực cuả mình. Và Chí đã đến nhà Bá Kiến dõng dạc nói lớn “Tao muốn làm người lương thiện”. Trước giọng cười ha hả của Bá Kiến Chí nói: “Không được! Ai cho tau lương thiện! Làm thế nào cho mất những mảnh chai này”. Và chỉ còn một cách, thế là hắn rut dao ra đâm chết Bá Kiến và sau đó tự kết liễu cuộc đời mình.

Vì ý thức nhân phẩm của mình Chí Phèo không bằng lòng với cuộc sống của một con quỹ dữ. Nam Cao đã thấy được điều đó trong sâu thẳm con người Chí - thấy được bản chất tốt đẹp của người nông dân mạc dù bị lưu manh hoá về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lai là một người nông dân lương thiện hiền lành hơn bao giờ hết.

Như vậy hình ảnh cuối cùng của Chí Phèo là hình ảnh của một con người cô độc nhưng dũng cảm lao vào cái chết để đòi sự sống. Mặc dù đó là một sự manh động, hình ảnh Chí Phèo là một tấm bi kịch đau đớn của con người cùng khổ bị xã hội ruồng bỏ đẩy xa loài người, không cho làm người. Dưới vực thẳm của tội lỗi con người ấy cố gắng tìm về chính mình, nhưng kết thúcv là cái chết, chết thê thảmtên ngưởng cửa của đường về và treo ở đó một khát vọng không thể đạt tới. Qua tiếng kêu của Chí Phèoc chứng tỏ con người ấy không hoàn toàn là con vật, con người u mê tối tăm, độc ác, không hoàn toàn chịu làm tay sai cho giai cấp thống trị. Cái chết của chứng tỏ chế độ cũ đã tạo ra cho cuộc đời của người nông dân không thể về với lương thiện. Với tiếng kêu của Chí Phèo thúc giục con người làm thế nào để thay đổi xã hội loài người ngày càng tốt đẹp và công bằng hơn.