Phân tích bài thơ “Thuật hoài” (2)

Việt Nam / Lớp 10 » Phạm Ngũ Lão » Thuật hoài

Chưa có đánh giá nào
Thuật hoài là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được chia thành hai phần. Hai câu đầu tiên miêu tả hình tượng con người và hình tượng quân đội thời Trần, hai câu thơ sau chính là nỗi lòng của tác giả gửi gắm vào bài thơ. Bài thơ được sáng táng trong bối cảnh rất đặc biệt. Khi đó triều đại nhà Trần có những chiến công lừng lẫy và đẩy được quân xâm lược Mông Nguyên. Mở đầu bài thơ chính là hình ảnh tráng lệ có âm hưởng hào hùng và sảng khoái:
Hoàng sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Hài câu thơ này thể hiện hình ảnh tráng sĩ con người thời Trần và hình ảnh của ba quân thời Trần và thời đại, dân tộc. Hình ảnh tráng sĩ hiện ra trong hành động cắp ngang ngọn giáo có mục đích nhằm giữ gìn non sống đã mấy thu một hình ảnh hiên ngang lẫm liệt, vững chải của con người trai thời Trần. Câu thơ này được dựng lên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước. Đó chính là dáng đứng của con người Việt thời Trần.
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
Trong câu thơ Thuật hoài thấm nhuần tư tưởng yêu nước từ sớm, tác giả Phạm Ngũ Lão từ lâu đã ý thức được tinh thần dân tộc lớn lao cũng như lòn tự hoà dân tộc cũng như lí tưởng sống của đạo Nho – trung quân ái quốc. Ông đã ý thức được về trách nghiệm của mỗi người trước sự an nguy và vận mệnh của đất nước. Thuật hoài cũng được ra đời trong hoàn cảnh ấy và đây cũng là bài thơ được viết bằng chữ Hán, có âm hiệu hoà hùng và gắn với hình tượng kì vĩ. Trong hai câu đầu tác giả khắc hoạ lên vẻ đẹp lẫm liệt và tràn đầy sức sống của những trang nam nhi đã xả thân vì đất nước và thể hiện được rất rõ hào khí Đông A.

Đối với hai câu thơ cuối, Phạm Ngũ Lão đã viết với âm hưởng khác hẳn đó là hai câu thơ trước, cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình và sâu lắng, như lời mình nói với mình. Cùng âm hưởng này trở nên thâm trầm và da diết biết mấy.

Tác giả Phạm Ngũ Lão chính là một thành viên tham gia đạo quân anh hùng và sớm trở thành một chiến binh với nhiều kinh nghiệp và trở thành một vị tướng lừng danh. Là một con người luôn sôi sục khí thế có khát vọng công danh của đấng nam nhi. Đồng thời việc sử dụng điển tích điển cố, lấy chuyện Vũ Hầu để soi chính mình vào trong đó để từ đó thấy được trách nhiệm của chính mình. Từ hình ảnh này để vươn lên và trở thành đấng nam nhi có tài và có đức, luôn chiến đầu vì sự nghiệp của nước nhà và một lòng trung quân ái quốc. Đọng lại ở ngay trong lòng độc giả là tư tưởng tiến bộ của tác giả.

Tác giả Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba và có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân, trước sự đổi thay và chuyển đổi thì ông là người có những cảm xúc suy nghĩ rất riêng. Ông đã sáng tác bài thơ Thuật hoài mang âm hưởng trữ tình vừa bày tỏ được hùng tâm tráng trí cũng như hoài bão lớn lao của tuổi trẻ. Thuật hoài mang một tác dụng giáo dục rất sâu sắc về quan niệm nhân sinh và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại cùng với khí thế hào hùng cũng như lòng tự tôn của dân tộc, có trách nhiệm vô cùng lớn lao đối với xã hội.