Phân tích bài thơ “Hoàng Hạc lâu” (6)

Trung Quốc / Lớp 10 » Thôi Hiệu » Hoàng Hạc lâu

Chưa có đánh giá nào
Nhà thơ Thôi Hiệu là một người có tính lãng mạn trữ tình, thơ ông thường toát lên phong cách phóng khoáng, dứt khoát tao nhã, thể hiện phong cách riêng. Thôi Hiệu có nhiều bài thơ hay để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Trong đó, bài thơ Hoàng Hạc lâu là bài thơ tiêu biểu thể hiện cho phong cách và tên tuổi của Thôi Hiệu. Bài thơ cũng là đỉnh cao của nghệ thuật thơ Đường.

Trong bài thơ tác giả Thôi Hiệu thể hiện bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, nỗi buồn của tác giả khi đứng trước lầu Hoàng Hạc gợi nhớ cho tác giả nhớ tới một huyền thoại bất tử thời xa xưa. Nó gợi lên trong lòng tác giả những suy nghĩ tiếc nuối một thời vàng son của nơi đây.

Lầu Hoàng Hạc là một nơi gắn liền với di tích lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc về huyền thoại Phí Văn Vi khi bà hoá thành tiên. Trước một bức tranh thiên nhiên cảnh đẹp nhân gian hiếm thấy tác giả đã gợi nhớ về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ xưa kia.
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
(Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.)
Trong những câu thơ này ta thấy hình ảnh lầu Hoàng Hạc đứng một mình bơ vơ lạc lõng trước không gian mênh mông bao la, không một bóng người xuất hiện. Chính sự đơn độc đó là cho tác giả cảm giác được nỗi buồn hiu hắt, man mác trong lòng.

Hình ảnh lầu Hoàng Hạc vẫn đứng sừng sững trong một không gian bao la, ngút ngàn trải qua hàng trăm năm lịch sử, thể hiện cho sức sống trường tồn theo thời gian của nó. Thể hiện sự hiu quạnh bên bãi sông vắng lặng khiến lòng người chạnh thương nhớ thời xưa.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải, không du du.
(Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa,
Mây trắng nghìn năm lởn vởn hoài.)
Hình ảnh chim Hạc gắn liền với những khung cảnh thần tiên, vua chúa thời xưa. Hạc vàng giờ bay mất lên trời không biết khi nào mới có dịp trở lại nơi xưa khiến cho mọi việc trở nên huyền ảo, hư hư thực thực vừa thơ mộng, vừa thần tiên là xót xa lòng người.

Mọi thứ hiện lên trong trí nhớ, tiềm thức của tác giả thể hiện sự ngậm ngùi thương tiếc của nhà thơ Thôi Hiệu. Nhà thơ đắm chìm hoài cổ trong không gian tĩnh mịch, tưởng nhớ về nơi xưa. Một nơi đã từng là lầu son gác tía.

Nhưng hiện tại chỉ còn là nỗi hoang vu, trống trải, thể hiện sự cô đơn lạnh lẽo của nơi này, khiến cho tác giả cảm thấy có chút xót xa cay đắng, ngậm ngùi trước hoàn cảnh thực tại của nơi đây. Hạc vàng đã bay đi lên trời thành tiên chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc bơ vơ, cô đơn lạnh lẽo.

Thông qua những câu thơ tác giả Thôi Hiệu muốn thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc, đó chính là sự còn mất của thời gian. Có những điều tưởng không còn đã lâu nhưng vẫn tồn tại trong lòng người mãi mãi. Có những thứ còn lại những không thể như xưa, vì thời gian không trở lại bao giờ, những gì đã đi qua không bao giờ lấy lại được nữa.

Tác giả Thôi Hiệu đã vô cùng tinh tế khi vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, phong cảnh hoang sơ nhưng sơn thuỷ hữu tình thể hiện sự quan sát tinh tế, phong cách, độc đáo của tác giả.

Trong những câu thơ tiếp theo tác giả Thôi Hiệu thể hiện tình cảm nhớ quê hương da diết, sâu sắc. Hình ảnh trên sông với những lớp khói hư thực càng làm cho tâm hồn tác giả cảm giác như buồn hơn, mênh mang hơn, da diết nhớ:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.)
Trong mỗi câu thơ nỗi nhớ quê hương gợi lên tha thiết cùng với tâm tâm trạng cô đơn, lạc lõng trước cảnh núi non hùng vĩ làm cho bài thơ càng trở nên da diết, gây day dứt trong lòng người đọc, về một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng vô cùng buồn ảm đạm.

Bài thơ Hoàng Hạc lâu thể hiện những giá trị to lớn của mình trong nền thi ca nước nhà. Nó đã phác hoạ bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp nhưng cũng ảm đạm buồn làm ám ảnh người đọc. Thể hiện tâm trạng nhớ nhà nhớ quê hương sâu sắc của tác giả Thôi Hiệu khi phải xa xứ.