Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Lớp 12

Chưa có đánh giá nào

Văn mẫu

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài
Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
(Một khúc ca)

Gợi ý thảo luận

a) Tìm hiểu đề
- Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
- Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con ngươi cần rèn luyện những phẩm chất nào?
- Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
- Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao?

b) Lập dàn ý

Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề theo cách nào? (Theo cách diễn dịch, quy nạp hay phản đề,...)
- Sau khi giới thiệu vấn đề, cần nêu luận đề ra sao? (Dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu hay tóm tắt nội dung chính của bài viết?)

Thân bài:
Giát thích thế nào là “sống đẹp”.
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. (Gợi ý: Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.)

2. Từ kết quả thảo luận trên, anh (chị) hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

GHI NHỚ
Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo tí thường có một số nội dung sau:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo tí cần bàn luận.
- Phân tích những mặt đúng, bác bó những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo tí.
Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.

LUYỆN TẬP

1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Tất nhiên rồi. Đó có phái là cách ứng xử của anh ta nói người khác không? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thề hiểu được quan điểm cua người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và vàn hoá.

[..] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phái có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khắc mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý nới quan điểm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bết cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hoá và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiên thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích luỹ được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao, chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hằn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thế kết hợp đưa tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói:

“Sự khôn ngoan là gì,
Chính là sự cố gắng của con người,
Vượt lên sợ hãi,
Vượt lên hận thù,
Sống tự do,
Thở hít khí trời và biết chờ đợi,
Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)
a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn băn.
b) Để nghị luận, tác giả đã sử đụng những thao tác lập luận nào? Nêu ví dụ.
c) cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

2. Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

Gợi ý:
- Giải thích các khái niệm “lí tưởng”, “cuộc sống” và ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga L. Tôn-xtôi.
- Vai trò quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống con người.
- Nêu suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn (lựa chọn lí tưởng và con đường phấn đấu cho lí tưởng).