Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Lớp 6

Chưa có đánh giá nào

Nội dung

1. Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:.
a) Theo em, Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.
b) Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?

2. Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bản thân.)
- Lập dàn ý ra vở nháp (không viết thành văn);
- Nói theo dàn ý đã chuẩn bị.

3.
a) Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đem trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây:
- Đó là một đêm trăng như thế nào? (nhận xét)
- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng,...? (quan sát)
- Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào? (so sánh, tưởng tượng)
b) Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy.

4. Hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. Trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì?
- Nêu ra những ý lớn định nói như một dàn ý (không viết thành văn);
- Nói cho các bạn trong lớp cùng nghe.
Mẫu: Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc. (Vũ Tú Nam)
- Mặt trời...
- Bầu trời...
- Mặt biển...
- Sóng biển...
- Bãi cát...
- Những con thuyền...

5. Từ một số truyện cổ đã học, đã đọc em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình.
- Nêu ra những ý lớn định nói như một dàn ý (không viết thành văn).
- Nói cho các bạn trong lớp cùng nghe.