Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Lớp 12

15.00

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong bài văn nghị luận.

Bước đầu nắm được cách vận dụng kết hợp các phương thức đó trong một đoạn, một bài văn nghị luận.

I – LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

1. Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Vì sao trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm?
b) Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý những điều gì? Nêu ví dụ.

2. Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần những chưa đủ. Trong rất nhiều trường hợp, để bài (đoạn) văn nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) còn phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Gợi ý:
Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi, có thể phân tích sự vận dụng phương thức thuyết minh trong đoạn trích sau:
Bấy lâu, ở Việt Nam, các bản báo cáo kinh tế định kì công bố rộng rãi thường chỉ nhắc đến GDP (“gross domestic product” - tổng sản phẩm quốc nội), là giá trị tính bằng tiền của tổng hàng hoá và dịch trụ sản xuất ra trên lãnh thổ nước ta trong một năm. Theo định nghĩa, những thứ do người nước ngoài tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam đều được gộp nào GDP của Việt Nam. Chỉ số GDP lạnh lùng không cho biết bao nhiêu phần trăm trong số đó được dành cho người Việt.

Trong khi đó, GNP (“gross national product” - tổng sản phẩm quốc dân) của Việt Nam là tống giá trị hàng hoá trà dịch trụ do những người mang quốc tịch Việt Nam sản xuất ra trong một năm, ở cả trong bà ngoài lãnh thổ nước mình. Chỉ tiêu này sẽ cho biết rõ thu nhập bình quân trong một năm mà mỗi người Việt Nam được hưởng. Song đã từ lâu lắm, chỉ tiêu này không được nhắc đến trong các báo cáo định kì cũng như trong các bản tin của giới truyền thông.

Ở các nước phát triền, GDP trà GNP thường cách nhau không xa. Vì phần của nước ngoài sản xuất tại nước đó cũng xấp xỉ với phần do dân nước đó sản xuất ở nước ngoài, và người ta chuyển sang dùng GDP cho tiện lợi. Nhưng với những nước đang phát triển như nước ta, đầu tư ra nước ngoài còn ít mà nhận đầu tư của nước ngoài lại nhau thì GNP bao giờ cũng thấp hơn GDP. Đầu tư của nước ngoài càng lởn thì khoảng cách GDP - GNP lại càng xa. Mà đối với nhân dân, tăng trưởng GNP bao nhiêu phần trăm chắc chắn quan trọng hơn là tăng trưởng GDP bao nhiêu phần trăm.

Vì thế, việc dùng chỉ tiêu GNP bên cạnh GDP vẫn còn hết sức cần thiết.

(Theo Hải Văn, Không để chỉ số ông trưởng GDP làm lạc hướng chúng ta!, báo điện tử Thanhnienonline, ngày 23 - 11 – 2007)
3. Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ” do Câu lạc bộ Văn học của nhà trường tổ chức.

Gợi ý:
a) Xác định chủ đề của bài phát biểu. Anh (chị) sẽ phát biểu về nhà văn nào và sẽ phát biểu những điều gì về người mà mình hâm mộ ấy?
b) Tìm những luận điểm cần thiết để làm sáng tỏ chủ đề của bài phát biểu. Sắp xếp những luận điểm đó thành một dàn ý rành mạch, hợp lí.
c) Xét xem, cần vận dụng kết hợp thêm những phương thức biểu đạt nào, ở những chỗ nào và vận dụng như thế nào để bài phát biểu của mình có sức thuyết phục, hấp dẫn.
d) Diễn đạt một trong các luận điểm thành một đoạn văn nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.

Có thể tham kháo đoạn trích sau đây:
Thạch Lam sinh năm 1910, mất năm 1942, sự nghiệp văn học gồm truyện ngắn, truyện dài, truyện thiếu niên và những bài bình luận văn học. Tác phẩm đâu tay là một tập truyện ngắn in năm 1937, tập Gió đầu mùa [...]

Nói đến nghệ thuật của Thạch Lam, tức là nói cụ thể đến nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam. Một số truyện ngắn của Thạch Lam có thế coi như là mẫu mực được. [...]

Truyện Hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng gióng lên một cái gì còn ở trong tương lai. Đây là một mẫu sinh hoạt hằng ngày và kéo dài của hai chị em đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt ở một cái phố huyện, gần một cái ga xép. Đêm đêm có những bóng người bình thường lù mù đi qua trước gian hàng. Những bóng người ấy cũng lù mù như nhau chấm lửa ở những nguồn ánh sáng quanh quất nơi phố huyện. Trong cái bốn bể chìm chìm nhạt nhạt, bỗng có những tiếng động mạnh và những luồng sáng mạnh của một chuyến xe lửa kéo qua hằng ngày. Hai chị em đứa trẻ ngày nào cũng chờ một chuyến tàu đêm kéo qua rồi mới chịu đóng cửa hàng. Nơi cái thế giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cám xúc và của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát là sâu kín. [...]

Dưới bóng hoàng lan, nhân vật có bà và cháu, cháu đi làm trên tỉnh. Một cô thôn nữ Nga vẫn chờ đợi xây dựng với cái anh Thanh đi làm việc trên tỉnh kia. Cái bóng cây có hoa thơm ở đây, dưới ngòi bút Thạch Lam, cũng đóng một vai nhân vật. Nhân-vật-cây-có-hoa ấy đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm thơm lành, và mát dịu, và giúp thêm cho tác giả định nghĩa về danh từ quê hương, nó là “một nơi mát mẻ và sung sướng để thường về nghỉ sau việc làm”. Bóng hoàng lan đây, là một cái bóng mát ở một chốn quê cũ của tuổi thơ trẻ, nó giúp cho người bộ hành nghỉ chân trên đường đời, trước khi tiến lên nhau chặng nhiều quãng mới. Những cái bóng mát này, rất cần, mặc dù trong thực tế cuộc sống nhỡ tiền, có nhiều chặng nghỉ, có nhiều cách nghĩ không hoàn toàn giống hầu như trong truyện, “có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”. [...]

Về Thạch Lam và đọc truyện ngắn Thạch Lam, tôi cứ nghĩ như đó là một người tính tình nhẹ nhàng tinh tế, từng trải sự sống ở một số mặt sống, vừa sống vừa lắng nghe chung quanh cùng là lắng nghe mình phán ứng trước mọi diễn biến cả bên ngoài bên trong mình. Rồi trang trọng để nghị với mọi người cùng bàn về điều hơn lẽ thiệt, mặc dù cái điều hơn thiệt đưa ra bàn bạc có khi chỉ nhỏ như một sợi tóc...

(Theo Nguyễn Tuân, Thạch Lam, trong Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội, 1988)
GHI NHỚ
- Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hệ các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh,... Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu câu và mục đích nghị luận.
- Nếu được sử dụng hợp lí và khéo léo, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh có thể làm cho bài (đoạn) văn nghị luận trở nên đặc sắc có sức thuyết phục, hấp dẫn; từ đó, hiệu quả nghị luận được nâng cao.

II – LUYỆN TẬP Ở NHÀ

1. Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a) Tác phẩm nghỊ luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải hay hơn tác phẩm nghị luận không vận dụng các phương thức đó.
b) Tác phẩm nghi luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời hai, ba hoặc cả bốn phương thức nói trên.

2. Viết một bài (hoặc một đoạn văn nghi luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống (ví dụ: ô nhiễm môi trường; tai nạn giao thông; an toàn, vệ sinh thực phẩm; gia đình trong thời hiện đại....), trong đó nhất thiết phải vận dụng kết họp ít nhất một trong bốn phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

ĐỌC THÊM
Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, ô tô, cho dù khẩu trang che kín mũi miệng. Hậu quả sẽ ra sao nới sức khoe của con người? Khó mà lượng được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng cách thở hít vào phổi cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh.

Ai đó mong có dịp về nông thôn để được hít thở không khí trong lành, sẽ khó tránh khỏi cảm giác thất vọng. Sự “trong lành mà họ trông đợi đang bị huỷ hoại nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ “mạnh ai nấy được” trong nuôi trồng thuỷ sản,... Sông Cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180 000 tấn phân hoá học, 1 500 tấn thuốc trừ sâu! Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị nước thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm nước sông đen ngòm và đang bốc mùi. Sông Thị Vải trong lưu lực sông Đồng Nai đã có đoạn bị chết kéo dài sau khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu công nghiệp Mĩ Xuân...

Trở lại nói chuyện thường ngày ở cái vạch dừng xe trên đường phố. Trong cái nóng thiêu đốt, tiếng gầm gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu không khí càng thêm ngột ngạt. Rồi đây, dân giàu lên thêm, ô tô càng nhiều thêm, nơi cái vạch dừng xe của cái đường phố không thể mở rộng hơn để tương thích với sự phát triển đó sẽ càng thêm ngột ngạtvrà nghẹt thở.

Ở một số nước nghèo, bức xúc là chuyện tăng trưởng kinh tế để giảm nghèo cái đã, việc môi trường, tính sau. Người ta quên mất rằng, cái giá phải trả cho sự huỷ hoại môi trường sẽ cao hơn nhiều cho những sản phẩm có được của sự tăng trưởng kia. Không thề chỉ đơn thuần quan tâm thúc đấy sự tăng trưởng mà còn phải thường trực đặt ra câu hỏi tăng trưởng như thế nào. Chằng thế mà người ta khuyến cáo sử dụng chỉ số mới mang tên Tổng sản phẩm quốc gia “thuần” và “xanh”, chứ không chỉ sử dụng GDP. “Thuần” là đòi hỏi phải điều chỉnh tổng sản phẩm sau khi đã khấu trừ các tài sản của đất nước bị hao hụt trong quá trình sản xuất. “Xanh”, nghĩa là phải chú ý đến mức tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác gắn với sự huỷ hoại môi trường sống của con người. khi tính GDP.
(Theo Tương Lai, Môi trường và phát triển, báo điện tử Nguoidaibieu.com.vn)