Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Lớp 10

31.67

Văn mẫu

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

- Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quên thuộc.

I – DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Hãy nhắc lại bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.

2. Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không? Vì sao?

3. So vơi phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

4. Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài) kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không? Vì sao?
- Trình tự thời gian (từ xưa đến nay).
- Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong nhà ra ngoài, từ trên xuống dưới,...).
- Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy,...).
- Trình tự chứng minh – phản bác (hoặc phản bác – chứng minh).

II – LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

Anh (chị) được giao viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu với người đọc về một danh nhân vân hoá, một tác giả văn học một nhà khoa học mà anh (chị) yêu thích và đã tìm hiểu kĩ.

Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, anh (chị) hãy lần lượt làm những công việc sau đây:

1. Xác định đề tài
Anh (chị) sẽ viết bài thuyết minh để giới thiệu về ai nhằm đảm bảo được các yêu cầu nêu ở đề bài:
- Đó là một danh nhân văn hoá.
- Đó là người mà anh (chị) yêu thích và đã tìm hiểu kĩ.
Chẳng hạn, co shtể tìm và xác định đề tài theo những hướng sau:
- Năm 2005 là năm mang tên nhà bác học Anh – xtanh. Có thể tìm hiểu để viết bài về nhà khoa học vĩ đại này.
- Anh (chị) đã vì yêu thích mà tìm hiểu kĩ về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của các văn nhân, hãy viết bài giới thiệu một trong những văn nhân đó.

2. Lập dàn ý

a) Mở bài: Hãy suy nghĩ xem, anh (chị) cần làm gì để:
- Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào)
- Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).
- Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,... rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ).

b) Thân bài

- Tìm ý, chọn ý: Cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,... được giới thiệu không?

- Sắp xếp ý: Cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy?
Chẳng hạn, anh (chị) đã quyết định viết bài thuyết minh để giới thiệu danh nhân Chu Văn An, một người thầy tài đức vẹn toàn. Anh (chị) thấy có thể (hay không thể) chọn cách sắp xếp ý nào trong các cách dưới đây:

- Cách thứ nhất: Lần lượt thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Chu Văn An qua các giai đoạn:
+ Thời kì dạy học ở quê nhà.
+ Thời kì làm quan.
+ Thời kì từ quan về dạy học ở núi Phượng Sơn.

- Cách thứ hai: Lần lượt thuyết minh về thân thế và sự nghiệp của Chu Văn An:
+ Cuộc đời Chu Văn An từ khi sinh ra cho tới khi qua đời
+ Sự nghiệp của Chư Van An: tấm gương sáng về tài năng và đức độ

c) Kết bài: Anh (chị) cần làm gì để:
- Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.
- Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.

GHI NHỚ
Để việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt, cần phải:
- Nắm vững các kiến thức về dàn ý và kĩ năng lập dàn ý.
- Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
- Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.

III – LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh sau:
1. Giới thiệu một tác giả văn học
2. Giới thiệu một tấm gương học tốt
3. Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình.
4. Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).