Lập dàn ý bài văn nghị luận

Lớp 10

Chưa có đánh giá nào

Văn mẫu

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Nắm được cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
Lập được dàn ý bài văn nghị luận.

I - TÁC DỤNG CỦA VIỆC LẬP DÀN Ý

Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. Việc lập dàn ý bài văn nghị luận giúp cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận,... nhờ đó mà tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng. Hơn nữa, có dàn ý người viết sẽ phân phối thời gian làm bài hợp lí, không bị rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột” như đã thấy trong khá nhiều bài làm văn ở nhà trường.

II - CÁCH LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Ví dụ ta cần lập dàn ý bài văn nghị luận với đề bài sau:

Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.”

Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

Trước tiên, anh (chị) hãy đọc kĩ, xác định yêu cầu của đề bài và lần lượt tiến hành các bước sau:

1. Tìm ý cho bài văn

Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn.
a) Xác định luận đề
Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào?

b) Xác định các luận điểm
Căn cứ vào đề bài, vào yêu cầu của bài văn và huy động những hiểu biết của mình, anh (chị) hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau đây:
- Sách là gì?
- Sách có tác dụng như thế nào?
- Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào?

c) Tìm luận cứ cho các luận điểm
Hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây:

- Đối với luận điểm 1 (Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người):
+ Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người?
+ Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại?
+ Sách có chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian không?

- Đối với luận điểm 2 (Sách mở rộng những chân trời mới):
+ Sách đem lại cho con người những hiểu biết gì về tự nhiên và xã hội?
+ Sách có tác dụng như thế nào với cuộc sống riêng tư và quá trình tự hoàn thiện mình?

- Đối với luận điểm 3 (Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách):
+ Thái độ của anh (chị) đối với các loại sách?
+ Đọc sách như thế nào là tốt nhất?

2. Lập dàn ý

Anh (chị) hãy sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã xác định được vào bố cục sau đây:

a) Mở bài
Nên mở bài trực tiếp hay gián tiếp? Làm thế nào để nêu được vấn đề và phương hướng nghị luận cho toàn bài?

b) Thân bài
- Sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào cho hợp lí?
- Sắp xếp các luận cứ cho từng luận điểm ra sao?
- Cần triển khai luận điểm và luận cứ nào nhiều nhất? Tại sao?
- Cần lựa chọn và sử dụng các kí hiệu gì đặt trước các đề mục để dàn ý được rõ ràng, minh bạch?

c) Kết bài
- Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở?
- Khẳng định những nội dung nào?
- Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ?

GHI NHỚ
- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.
- Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).

III - LUYỆN TẬP

1. Sau đây là một đề làm văn:

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Một bạn đã tìm được một số ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy:
- Bổ sung các ý còn thiếu.
- Lập dàn ý cho bài văn.

2. Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây:

Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?
[] Rủ: buông xuống. Thác: cuốn lên. Rủ thác đòi phen: buông xuống cuốn lên nhiều lần.
[] Thước: chim khách, được coi là loài chim báo tin lành – có khách đến, người đi xa trở về.
[] Hoa đèn: đầu bấc đèn dầu đã cháy thành than nhưng lại được ngọn lửa nung đỏ lên trông như hoa.
[] Năm trống: năm canh (một đêm có năm canh).
[] Hoè: cây hoè.
[] Sắt cầm: đàn cầm và đàn sắt gảy hoà âm với nhau, thường được dùng để ví cảnh vợ chồng hoà thuận. Gượng gảy đàn sắt đàn cầm vì chinh phụ đang trong cảnh cô đơn.
[] Dây uyên: nguyên văn “uyên ương huyền” – dây đàn uyên ương. Một giống chim, uyên: chim trống, ương: chim mái, thường đi với nhau. “Uyên ương” là biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hoà hợp. Ở đây ý nói sợ làm đứt dây đàn uyên ương vì có thể báo hiệu điều không may (xưa gọi là sái) của tình cảm vợ chồng.
[] Phím loan: nguyên văn “loan phượng trụ” – phím đàn loan phượng. Phượng: chim trống, loan: chim mái. Loan phượng cũng là biểu tượng về lứa đôi gắn bó. Ở đây ý nói sợ dây đàn chùng là điềm gở, gợi nên sự không may mắn của lứa đôi đang xa nhau.
[] Gió đông: (đông phong) gió mùa xuân.
[] Nghìn vàng: lòng thương nhớ, trân trọng quý như nghìn vàng.
[] Non Yên: núi Yên Nhiên. Đậu Hiến đời Hậu Hán đuổi giặc Bắc Thiền Vu đến núi Yên Nhiên, khắc đá ghi công ở đó rồi trở về. Ở đây có nghĩa là nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi.
[] Thiết tha: (cắt, mài) ở đây có nghĩa là đau đớn.
Chinh phụ ngâm, nguyên văn chữ Hán, do Đặng Trần Côn sáng tác. Theo các tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết Chinh phụ ngâm. Khúc ngâm này gồm 478 câu thơ làm theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau).

Chinh phụ ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi vốn ít được thơ văn các thời kì trước chú ý. Do đó tác phẩm đã được độc giả cùng thời hết sức tán thưởng. Nhiều người còn dịch Chinh phụ ngâm sang thơ Nôm (tức thơ tiếng Việt) để khúc ngâm được truyền bá rộng rãi hơn. Bản diễn Nôm hiện hành là bản dịch thành công nhất. Người dịch đã dùng thể thơ song thất lục bát, một thể thơ do người Việt sáng tạo. Với kinh nghiệm này, về sau các khúc ngâm, thán, vãn có cảm hứng trữ tình hầu hết được viết bằng song thất lục bát.

Vấn đề dịch giả của bản dịch hiện hành vẫn chưa rõ. Có người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm (1705-1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên); nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Bà lập gia đình khá muộn (năm 37 tuổi), chồng bà là Nguyễn Kiều; vừa cưới xong, Nguyễn Kiều đã đi sứ Trung Quốc. Có thể bà đã dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian này. Bà còn là tác giả của tập truyện chữ Hán Truyền kì tân phả.

Lại có thuyết nói dịch giả của Chinh phụ ngâm là Phan Huy Ích (1750-1822), tự là Dụ Am, người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), sau di cư ra làng Sài Sơn, phủ Quốc Oai, nay thuộc Hà Tây; đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi; sáng tác còn có Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục.

Đoạn trích này thuộc bản dịch hiện hành, viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.

(Theo Những khúc ngâm chọn lọc, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994)