Làm rõ nhận định: Trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, nhân vật Vũ Nương trong mỗi hoàn cảnh khác nhau đã thể hiện những đức tính khác nhau

Việt Nam / Lớp 9 » Nguyễn Dữ » Chuyện người con gái Nam Xương (trích “Truyền kỳ mạn lục”)

15.00
Trong truyện, nhân vật Vũ Nương được tác giả đặt vào những hoàn cảnh khác nhau, trong mỗi hoàn cảnh đó, Vũ Nương lại bộc lộ một đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

A. Vũ Nương lúc sinh thời là người con gái có tư dung tốt đẹp, thuỳ mị nết na; khi nên bề gia thất thì luôn giữ gìn khuôn phép, không để xảy ra cảnh vợ chồng bất hoà.

B. Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương tiễn chồng bằng chén rượu đầy. Nàng thể hiện niềm yêu thương, nhớ nhung người chồng cũng như sựlolắng cho những gian nan của chồng khi trên đường ra lính. Những lời lẽ của nàng khiến cho mọi người phải cảm động.

C. Chồng đi đánh giặc phương xa, Vũ Nương một mực chung thuỷ để mong ngày chồng về. Đồng thời, nàng còn thể hiện mình là một người dâu thảo: tận tuỵ chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất thì nàng chôn cất hết sức chu đáo.

D. Trước tình cảnh bị nghi oan khi chồng trở về, nàng tìm cách giải thích để chồng hiểu lòng mình: “Thiếp vốn con kẻ khó... chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Nàng đã làm mọi cách để có thể giữ vững hạnh phúc gia đình, giữ lại tình nghĩa vợ chồng. Nhưng Trương Sinh vẫn một mực không tin lời nàng. Nàng dùng những lời lẽ hết sức tha thiết: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng... đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Khi bày tỏ hết nỗi lòng nhưng Trương Sinh vẫn một mực không hiểu, nàng quyết định quyên sinh để giữ trọn khí tiết. Lời khấn trước thần linh đã thể hiện được lòng chung thuỷ của nàng: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng... và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Cái chết của nàng đã được thần linh chứng giám và nàng sống tại thuỷ cung.

E. Sau một thời gian ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng ứa nước mắt, nghĩ đến câu “ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam”, rồi hiện về trên dòng nước cho thoả lòng mong nhớ chồng con.