Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I (lớp 7)

Lớp 8

11.00

Nội dung

I – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN CHÚ Ý

1. Về phần Đọc – hiểu văn bản
Trọng tâm chương trình Ngữ văn 8, học kì I là đọc – hiểu tác phẩm tự sự, văn bản nhật dụng và một số tác phẩm trữ tình. Khi ôn tập, cần chú ý một số nội dung cơ bản sau đây:

a) Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm tự sự đã học trong chương trình: nội dung cốt truyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu, ngôn ngữ kể chuyện; vẻ đẹp của các hình tượng, các nhân vật điển hình,...

b) Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình: nội dung trữ tình, cách thức trữ tình, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò vá tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình,...

c) Nắm được nội dung và ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng.

2. Về phần Tiếng Việt

a) Lí thuyết:
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ;
- Trường từ vựng;
- Từ tượng hình, từ tượng thanh; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ, thán từ; tình thái từ;
- Các biện pháp tu từ từ vựng: đặc điểm và tác dụng của các biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh;
- Câu ghép;
- Hệ thống dấu câu: đặc điểm và công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm.

b) Thực hành:

Biết vận dụng những kiến thức trên vào thực tế (viết bài tập làm văn và đọc – hiểu các văn bản chung học ở phần Văn; nói, viết trong giao tiếp hằng ngày).

3. Về phần Tập làm văn

Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học kì I tập trung vào các nội dung chính sau đây:

a) Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm;
Biết cách làm một bài văn, đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

b) Nắm được đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm văn bản thuyết minh;
Biết cách làm một bài văn thuyết minh.

II – HƯỚNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế khi ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra, đánh giá cuối học kì I, cần chú ý:

1. Các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, tập làm văn đều dựa vào cùng một hệ thống văn bản chung để khai thác và hình thành. Khi học ôn, cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phần với các văn bản chung có trong sách giáo khoa.

2. Do yêu cầu đổi mới đánh giá, bài kiểm tra áp dụng một phần hình thức thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên một diện khá rộng các kiến thức đã học, vì thế không nên học “tủ”, học lệch mà phải ôn tập toàn diện, đầy đủ.

3. Cấu trúc một bài kiểm tra thường gồm hai phần: phần trắc nghiệm chiếm từ 30 đến 40% số điểm (khoảng 12 đến 16 câu) nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc – hiểu văn bản, về tiếng Việt (văn bản dùng kiểm tra trắc nghiệm có thể là văn bản đã học, cũng có thể là văn bản chưa được học nhưng cùng thể loại và tính chất với các văn bản đã học); phần tự luận chiếm từ 60% đến 70% số điểm, nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua một bài văn ngắn.

4. Có thể tham khảo đề kiểm tra sau đây: