Kể lại tóm tắt vở chèo “Quan âm Thị Kính”

Việt Nam / Lớp 7 » Khuyết danh Việt Nam » Quan âm Thị Kính

15.00
Thị Kính là một người vừa có tài, vừa có nết, nàng thuỳ mị đoan trang. Thị Kính lại là một người con vô cùng hiếu thảo, vì thế dù đến tuổi cưới chồng, nhưng nàng mãi chưa chịu cưới vì nàng mong muốn ở nhà chăm sóc người cha già neo đơn. Một ngày nọ, Thiên Sĩ con nhà họ Sùng, là một học trò, đã đến xin cưới con gái nhà Mãng Ông. Để khiến cha vui lòng, Thị Kính đồng ý lấy Thiện Sĩ. Hai người có cuộc sống hạnh phúc bên nhau.

Hàng ngày, Thiện Sĩ ở nhà chăm chỉ đọc sách, học hành, còn Thị Kính thì lo chăm việc đèn đóm, cơm nước may vá. Một ngày nọ, vì thức khuya học bài mệt, Thiện Sĩ ngã lưng ngủ quên, lúc đó Thị Kính thấy trên cằm chồng có một cọng râu mọc ngược nên sẵn con dao khâu, nàng định cắt nó. Nhưng bất ngờ, Thiện Sĩ tỉnh dậy, thấy cảnh đó liền hét toáng nói Thị Kính có ý định giết chồng cho Sùng Ông, Sùng Bà nghe. Họ chửi mắng nàng thậm tệ và đuổi nàng về nhà cha đẻ.

Thị Kính thương cha, muốn tránh tiếng xấu cho cha của mình, nàng thương xót cho thân phận mình nên quyết cải trang thành nam nhi, xin vào cửa phật để đi tu. Sư Cụ đã nhận nàng vào cửa Phật và đặt hiệu cho nàng là Tiểu Kính Tâm.

Thị Mầu con gái Phú Ông, người trong làng có tính lẳng lơ. Khi đi chùa dâng hương gặp Tiểu Kính Tâm thì đem lòng yêu thương, muốn dụ dỗ sư tiểu. Nhưng Kính Tâm ra sức từ chối Mầu. Vì thất tình nên Mầu đã ăn nằm với tên Nô. Bị Phú Ông bắt gặp, sợ mang điều tiếng nên Phú Ông đã cho tiền và đuổi tên Nô ra khỏi làng.

Thị Mầu bị chửa hoang, dân làng bắt vạ. Thị Mầu bèn đổ cho Kính Tâm. Làng mời Sư Cụ và Kính Tâm ra đối chất, nhưng dù kêu oan Thị Mầu vẫn cứ một mực đổ tội. Kính Tâm bị đánh, nàng nhớ đến lời Phật dạy nên đã nhận tội nhằm giải thoát cho Thị Mầu. Về chùa, Kính Tâm không thể ở lại chùa,nàng đành rời đi. Trên đường đi, nàng nghe tiếng khóc của một bé trai, là con của Mầu bỏ rơi. Nàng thương xót nên ẵm về nuôi, hằng ngày đi xin sữa nuôi đứa trẻ, nhưng không ai giúp đỡ. Sau ba năm sức lực nay đã không còn, Kính Tâm đành viết thư tuyệt mệnh mong có người nuôi dưỡng bé trai và kể lại hết mọi người. Mọi người sau đó mới hiểu, nhà chùa lập đàn giải oan cho nàng. Đức Phật từ bi thấu hiểu lòng nàng, sự hi sinh cao cả không tính toán của Thị Kính nên đã phong nàng thành Đức Phật Quan Âm Thị Kính.