Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

Việt Nam / Lớp 7 » Khuyết danh Việt Nam » Tục ngữ về con người và xã hội

52.00
Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta vô cùng phong phú và đa dạng, vì ông cha ta thường răn dạy con cháu đời sau bằng những câu ca dao tục ngữ rút gọn kinh nghiệm của mình. Cùng ý nghĩa với “Uống nước nhớ nguồn”, còn có những câu như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”...

Những lời dạy đạo lý của ông cha ta từ xưa đến nay rất đúng đắn, ngay cả trong cuộc sống cũng trở nên sâu sắc vô cùng. Uống nước là hành động hưởng thụ thành quả, nhớ nguồn là xuất phát điểm của dòng nước ta hưởng thụ. Đó là nghĩa đen còn với nghĩa bóng uống nước tức là hưởng thụ thành quả công lao nào đó mà những con người đi trước tạo dựng nên, nhớ nguồn là phải luôn luôn mang ơn những người đã tạo dựng nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta hưởng lấy.

Trong cuộc sống, không có điều gì tốt đẹp mà tự nhiên nó xuất hiện mà phải từ một nguồn gốc mà công sức xây dựng của một cá nhân, tập thể nào đó. Những thứ của cải vật chất khi mang ra từ thành quả lao động thì chúng ta cần phải coi trọng, và nhớ về – đó là một đạo lý đúng đắn tất yếu.

Chính vì lòng biết ơn nhớ về cội nguồn như vậy đã trở thành nguồn động lực lớn cho những thế hệ đi trước trồng cây để những người sau được ăn trái ngon quả ngọt.

Khi nhận được những thành quả lớn lao và đáng quý chúng ta càng phải trân trọng, biết ơn những nhọc nhằn của người làm ra chúng, hưởng được chúng ta càng them khắc cốt ghi tâm công lao to lớn của những người đi trước đã không quản khó khăn, và cả những hy sinh thầm lặng để cho ta trái ngọt như ngày hôm nay.

Nói rộng lớn hơn chúng ta cần biết ơn những anh hung thời chiến tranh đã hy sinh anh dũng để chúng ta được hưởng cuộc sống hoà bình như hiện nay. Từ đó ta càng biết ơn và tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tục ngữ uống nước nhớ nguồn luôn làm con người ta nhắc nhở hơn về lòng biết ơn những người đã cho ta sự thành công, tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Chính bản thân mình cũng cần phải có những nỗ lực phấn đấu nhất định để không chỉ hưởng thụ những thành quả đó mà còn phải phát triển chúng cho một thế hệ, một đất nước vững mạnh, tươi sáng hơn.