Chu Văn An - Nhà sư phạm mẫu mực

Việt Nam / Lớp 10 » Đặng Kim Ngọc

33.67

Nội dung

[...] Chu Văn An tên chữ là Linh Triệt, tên hiệu[1] là Tiều Ẩn, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội), sinh năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh Tuất (1370).

Chu Văn An từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ[2] của ông có rất nhiều người thành đạt, thi đỗ, làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Le Quát,... Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho danh tiếng của ông ngày càng lan xa, học trò đến theo học ngày càng nhiều và có đủ các loại. Tương truyền trong số đó có cả Thần nước theo học, sau giúp dân trừ hạn hán.

Đến đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm tư nghiệp[3] ở Quốc Tử Giám để dạy thái tử học. Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi vào con đường suy thoái. Đến đời Dụ Tông, chính sự chàgn thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu Văn An nhiều lần can ngăn Dụ Tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là Thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn treo mũ bỏ quan về ở ẩn tại núi Phượng Sơn thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, lấy hiệu là Tiều Ẩn (người ở ẩn đí hái củi). Sau ông mất tại đó.

Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đời sau các tác phẩm: Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều Ẩn thi tập bằng chữ Hán. Ông còn viết một cuốn sách giản ước về Tứ thư nhanđề Tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà Đông y đã biên soạn quyển Y học yếu giản tập chú di biên gồm những lí luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng Đông y.

Khi ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một tri thức là được thờ ở Văn Miếu. Vua còn ban tặng tên thuỵ[4] cho ông là Văn Trinh. Ngô Thế Vinh, một văn nhân nổi tiếng thế kỉ XIX trong bài văn bia ở đền Phượng Sơn đã giải thích nghĩa hai chữ “Văn Trinh” như sau: “Văn, đức chi biểu đã; Trinh là sự chính trực, kiên định của đức). Tên thuỵ như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã hiền hoà với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng giành được địa vị cao quý bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng người làm thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: “Học nghiệp thuần tuý, tiết tháo[5] cương thượng, lang nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được”.

Ngày nay, để tưởng nhớ tới đào đức và sự nghiệp của ông, nhân dân Thủ đô đã lấy tên ông để đặt cho một đường phố và một trường trung học lớn của Hà Nộ. Đó là phố Chu Văn An và Trường Trung học phổ thông Chu Văn An.
[1] Tên hiệu: người có học ngày xưa ngoài tên thường gọi còn có tên chữ (tự) trang hơn; lại còn có tên hiệu, là cách xưng gọi (thương là tự xưng) để tỏ bản tính, thiên hướng của người mang tên. Hiệu Tiều Ẩn ở đây bày tỏ chí hướng.
[2] Môn đệ: học trò của một bậc thầy.
[3] Tư nghiệp: chức quan dạy học.
[4] Tên thuỵ: tên dặt cho người chết nhằm biểu thị tính chất, hành vi lúc còn sống
[5] Tiết tháo: khí tiết vững vàng, không chịu khuất phục.
(Theo Đặng Kim Ngọc, Văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá Văn nghệ - Trung ương, Hà Nội, 1959)