Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến” (2)

Việt Nam / Lớp 12 » Quang Dũng » Tây Tiến

Chưa có đánh giá nào
Cuộc chiến tranh nào cũng có sự hi sinh, đổ máu, nước mắt và đi vào lòng của người dân. Những anh hùng, người lính vô danh đã hi sinh, nhưng văn học với sứ mệnh cao cả đã khắc hoạ rõ nét người chiến sĩ cách mạng đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ở trong thơ Quang Dũng cũng tôn lên một bức tranh bất tử của người chiến sĩ yêu nước ngã xuống vì dân tộc.

Tây Tiến của Quang Dũng là chuỗi hồi ức về nổi nhớ đồng đội của nhà thơ. Người lính với tay cầm sung chiến đấu nơi biên cương miền Tây Tổ quốc, đã được khắc nét bằng bút pháp khác thường làm nổi bật lên một vẻ đẹp hào hùng của người lính đã mang lại nhiều cảm xúc nghẹn ngào cho người đọc. Bài thơ ra đời năm 1948, hai năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Trong thơ, hình ảnh người lính xuất hiện giữa núi rừng hoang sơ, kì vĩ với vực thẳm, dốc đá, thác gầm,... cồn mây heo hút, sương lấp, cọp trêu người.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, cả câu văn đã giúp ta thấy được một hình ảnh đầy khó khăn gian khổ đang ở phía trước,Quang Dũng đã sử dụng các động từ rất mạnh “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” để làm toát lên vẻ đẹp hào hùng của núi rừng nhưng các chiến sĩ vẫn mãi không lùi bước. “Súng ngửi trời” chỉ một độ cao vời vợi cùng với sự “lên cao, xuống thấp” của địa hình, sự nguy hiểm được tăng lên gấp bội đang vây quanh cuộc đấu tranh. Nhưng xa xa ở trên kia, ngôi nhà đang dần hiện ra trong cơn mưa xa “Nhà ai Pha Luông” một địa danh vô cùng xa lạ, mờ mịt với người chiến sĩ, làm tăng thêm vẻ xa lạ, hoang sơ, mịt mù, bí ẩn của núi rừng, nhưng đó sẽ là điểm đến, là chỗ dừng chân, là khát vọng của các chiến sĩ. Trên khung cảnh thiên nhiên, dáng vẻ người lính xuất hiện thật oai liệt, luôn xung phong đương đầu mọi thử thách. Nhưng vẫn luôn yêu đời và lạc quan.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Hai câu thơ trên gợi sự bi thảm, người lính đó đã chiến đấu hết mình, bỏ mặc tuổi thanh xuân, bỏ mặc nổi sợ hãi cái chết, bỏ mặc mọi thứ, chỉ quyết một điều, phải chiến đấu để quyết giữ hoà bình, độc lập cho dân tộc. Và họ đã hi sinh, ra đi ở nơi biên cương, không ai biết danh tính, không ai biết mặt, họ ra đi mà không để lại lời trăn trối gì, chỉ mong rằng anh em chiến sĩ đang ở lại, hãy viết nên bài hùng ca chiến trường, bài ca của người lính. Ôi sao thấy sót xa!
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Rừng núi hiểm trở, đâu đâu cũng có nguy hiểm đang rình rập, không ai chiều lòng người lính trẻ đang thiếu thốn mọi mặt từ thức ăn, đến mền, chiếu, thuốc thang,... đều không có đủ. Khí hậu lạnh, dịch sốt rét hoành hành, các chiến sĩ của chúng ta không có đủ phương tiện gì để chống lại, làm tóc tai rụng, biến thành những đội quân không mọc tóc. Nhìn làn da xanh ngắt vì thiếu ăn, vì ốm, họ trở thành những quân xanh oai hùm nhưng không khiến ta cảm thấy sợ hãi, mà trong lòng luôn thấy xót thương làm sao.

Và nhiều người đã hi sinh, không một mảnh chiếu để chôn cất, tấm áo mỏng manh thay thế cho tấm chiếu, họ được chôn cất tuy sơ sài, nhưng sâu trong lòng những người ở lại, họ vẫn mãi sống.
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Hình ảnh “Sông Mã” như một điệp khúc tiễn đưa người chiến sĩ về với đất mẹ vĩnh hằng, giống như đang ru ngủ, chở che các chiến sĩ, đây là một tình cảm thiêng liêng dành cho các chiến sĩ.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Ngoài vẻ đẹp hào hùng của những người chiến sĩ, xung quanh đó còn vẽ lên một nét đáng yêu, mơ mộng, lãng mạng nhưng không kém tinh nghịch, đậm chất những chiến sĩ trẻ trung.

Ánh lửa doanh trại phấp phới những hội đuốc hoa, những cô em với xiêm áo, tiếng kèn, tiếng nhạc hoà vào, làm tan chảy bao chàng chiến sĩ, bao cô gái. Một bức tranh thơ mộng, vừa thực vừa hư, tô vẽ lên bao ước mơ tươi đẹp.

Những con người sống và làm việc tại rừng núi hiểm trở, luôn chịu sự rình rập của nguy hiểm, có thể đổ máu và hi sinh bất kì lúc nào. Nhưng với họ, những người lính cách mạng luôn mang trong mình trọng trách bảo vệ đất nước. Họ không hề run sợ trước sự hung bạo của kẻ thù, sẵn sàng hi sinh vì dân vì nước, không tiếc thân mình.