Cảm nhận về bài thơ “Thuật hoài”

Việt Nam / Lớp 10 » Phạm Ngũ Lão » Thuật hoài

Chưa có đánh giá nào
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng giỏi, tuy vậy ông cũng thích đọc sách viết thơ, tuy ít nhưng đều mang đậm chất lòng yêu nước, tiêu biểu là bài thơ Thuật hoài. Thuật hoài là nỗi lòng của nhà thơ, thể hiện khí phách của những anh yêu nước thời Trần.

Thuật hoài được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, được chia làm hai phần. Hai câu đầu khắc hoạ rõ hình tượng con người và hình thượng người quân đội thời Trần với vẻ đẹp hào hung và đầy nhuệ khí, hai câu sau chính là nổi lòng, sự lo lắng của tác giả.
Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.
Đọc hai câu thơ đầu lên, ta có thể thấy rõ hai hình tượng được hiện ra đó là hình tượng tráng sĩ - chính là hình ảnh con người thời Trần và hình ảnh ba quân-đó là quân đội thời Trần. Hai câu thơ như một bản hùng ca nói lên khí phách hào hùng, sảng khoái của các chiến sĩ, đầu đội trời chân đạp đất. Hai chữ “hoành sóc” cho thấy khi phách hiên ngang. Không những thế mà hình ảnh người anh hùng hiên ngang ấy lại còn cầm ngọn giáo ấy trong tay trải qua biết bao nhiêu thời gian để đánh giặc, tô lên vẻ đẹp của anh hùng. Đó chính là dáng đứng bất khuất, hiên ngang tượng trung cho chính con người dân tộc ta thời Trần.

Nếu câu thơ đầu là hình ảnh người tráng sĩ, thì câu thơ thứ hai lại chính là sức mạnh đoàn kết của quân đội. “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” là khí mạnh của ba quân nuốt trôi một con trâu, như một con hỗ gầm thét có thể nuốt hết tất cả quân giặc. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để làm rõ nét hình ảnh cũng như hình tượng hoá sức mạnh vật chất và tinh thần.

Hai câu thơ tuy ngắn gọn, nhưng chứa đựng trong đó là một hình tượng lớn. Với các bút pháp nghệ thuật, so sánh, miêu tả, phóng đại,... một hào khí sức mạnh lớn lao được toát lên vô cùng hùng hồn, táo bạo, từ đó gây ấn tượng mạnh cho người đọc từ hình tượng khách quan đến chủ quan, mở ra một không gian vô cùng rộng lớn, chân thực nhưng cũng không kém phần lãng mạn.