Cảm nhận bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” (5)

Trung Quốc / Lớp 7 » Hạ Tri Chương » Hồi hương ngẫu thư

15.00
Hồi hương ngẫu thư là một tác phẩm nổi tiếng của Hạ Tri Chương. Tác phẩm được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã thể hiện rõ được tâm tư tình cảm của người con sau bao ngày xa quê nhà. Ra đi lập nghiệp từ khi còn trẻ và quay trở về quê hương để sống những ngày tháng êm đềm và hạnh phúc chuỗi ngày còn lại.

Mở đầu bài thơ đã thể hiện rõ nỗi lòng của tác giả, dù xa xóm làng đã lâu nhưng trong tâm trí ông thì tình cảm dành cho gia đình cho xóm làng không bao giờ thay đổi:
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
(Tuổi trẻ ra đi, già mới về)
Tiếp sau là câu “Hương âm vô cải, mấn tao bồi” được hiểu như nỗi lòng bấy lâu của tác giả. Ở hai câu trên, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp đối rất tài tình. Cụm từ “lão đại hồi” và “mấn tao bồi” ẩn chứa một ý nghĩa rất to lớn. Đọc thuật đầu, người đọc tưởng chừng như biện pháp lặp vần nhưng xét theo nghĩa thì đây lại là cách sử dụng từ ngữ khéo của tác giả. Một người con xa quê hương từ khi còn trẻ đến khi quay trở về sự vật, con người cũng thay đổi theo. Chỉ có điều trong ông tình yêu bấy lâu nay dành cho quê hương đất nước chẳng phai cùng năm tháng. Từ cái giọng vẫn mang đậm chất nông thôn miền quê ngày ấy, cái dáng người quen thuộc đến giờ mái tóc đã bạc phơ mái đầu. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh khẳng định rằng việc xa quê hương bấy lâu như vậy cũng không thay đổi được tình yêu của mình dành cho xóm làng. Nhưng lại có chút buồn ở đây đó là:
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
(Trẻ con trông thấy không nhận ra)
Khoảng thời gian xa quê cũng gần nửa đời người, lại rời quê nhà lên đường lập nghiệp sớm nên có lẽ khi trở về những đứa trẻ không nhận ra cũng là điều hiển nhiên. Nhưng cũng vì thế mà lòng ông lại buồn vô cùng, là một người con gốc quê nhà mà giờ quay lại chẳng ai còn nhận ra. Phải chăng vì thời gian vô tâm hay vì con người thay đổi mà trở nên xa lạ đến vậy.

Câu cuối bài như làm tăng cao trào của bài thơ:
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?
(Cười hỏi khách từ phương nào đến?)
Nỗi buồn ở đây như tăng gấp bội, trở về khi xóm làng thay đổi, cây cối nhà cửa... mọi thứ, chỉ có lòng mình chẳng thay đổi mà lại là người ở đây vậy mà những đôi mắt hồn nhiên ấy như đốt cháy trái tim người con xa xứ lâu ngày trở về chỉ bằng câu hỏi “khách từ phương nào đến”. Có khi nào sự ngây ngô ấy đã vô tình chạm vào nỗi đau ấy của ông khiến cho nỗi buồn lại càng thêm buồn hơn. Hay là do ông đã rời quê hương lâu ngày nên những đứa trẻ nơi đây không nhận ra... Mọi ý nghĩ lúc này như bao phủ tâm trí người, có lẽ cũng tại mình, cũng tại thời gian chăng? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra khiến cho cả người đọc người viết cũng khó có thể lí giải được vì gì.

Chỉ bằng những lời thơ ngắn gọn nhưng lại chứ đựng ý nghĩa sâu lắng và súc tích. Hạ Tri Chương đã phần nào nói lên tâm trạng của mình sau bao năm xa cách, với ông tình yêu dành cho quê hương đất nước, cho gia đình là không bao giờ thay đổi. Nhưng qua đó cũng cảm thương cho người con xa xứ này, sự trở về nhưng trong trạng thái vô cùng buồn bã và có chút nuối tiếc cho một thời tuổi