Cảm nghĩ về truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” (1)

Việt Nam / Lớp 6 » Khuyết danh Việt Nam » Bánh chưng, bánh giầy

15.00
(Bài làm của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An)

Tết là ngày lễ cổ truyền của dân tộc và cũng là ngày thành viên được đoàn tụ sau những tháng ngày xa cách trở về bên gia đình, bên nồi bánh chưng thơm phức cùng với những cánh hoa đào tươi sắc thắm khẽ nở trong thời tiết se lạnh. Những ngày này ai cũng luôn bận rộn và cùng nhau đi mua sắm tết, cùng nhau khang trang dọn dẹp lại nhà cửa để thờ cúng tổ tiên và trên bàn thờ mỗi gia đình không thể thiếu hình ảnh bánh chứng bánh giày-mang đậm nét văn hoá của dân tộc.

Câu chuyện bánh chưng bánh giày được bắt đầu từ câu chuyệ vua cha đã già yếu và muốn tìm một trong những người con của mình để nối dõi. Nhà vua có nhiều con nhưng để tìm người xứng đáng nối dõi thì cũng không biết làm như thế nào. Nghe lời của quần thần, cho nên nhà vua quyết định đưa ra lời thách đố cho tất cả những đứa con của mình đó là ai tìm ra lễ vật dâng lên trời đất và tổ tiên vừa ý nhất thì sẽ được truyền ngôi cho. Cuối cùng trong số những người con của vua chỉ có hoàng tử thứ 18 tên Lang Liêu có tấm lòng nhân hậu và cao đẹp luôn chăm chỉ. Khi được lệnh vua ban, chàng lo lắng không biết làm thế nào để dâng lên tấm lòng của mình giành cho vua cha. Những người khác đều đã tìm được thứ mà họ nghĩ vua cha thích như là tay gấu, chả phượng, chim công... còn chàng thì không thể có được thứ quý giá như vậy. Có một hôm có một ông tiên bày cho chàng làm thứ bánh dâng lên vua bằng những nguyên liệu mà chàng chăm chỉ có được. Đó chính là những hạt gạo trắng ngần- thứ tưởng như bình dị nhưng lại rất quý. Một thứ gọi là bánh vuông được gọi bằng lá dong bọc ở bên ngoài, bên trong là hạt lúa nếp,tiếp theo là đỗ và trong cùng nữa là thịt lợn. Còn bánh tròn thì được dùng những hạt gạo nếp giã nhuyễn sau đó thì nặn thành hình tròn.

Ngày những hoàng tử dâng lên vua thứ lễ mà mọi người tìm được, ai cũng háo hức trông chờ vì tự tin ở sản phẩm của mình bởi đó đều là thứ đắt giá. Chỉ có của Lang Liêu là thứ bánh giản dị nhất. Nhưng sau khi vua cha nếm thử từng một vẫn chưa hề ưng ý thì cuối cùng vua cha nếm tới món bánh độc đáo của Lang Liêu thì vô cùng bất ngờ như nếm được cả hương vị của trời đất và những tinh tế ở trong từng hạt gạo mang tới. Hai thứ bánh của chàng đại diện cho trời và đất. Bánh hình vuông là trời, màu xanh thể hiện cho cỏ cây thực vật, màu xanh ấy bao bọc xung quanh hạt ngọc đất trời cho nên được gọi là bánh chưng còn chiếc bánh hình tròn là bánh giầy. Hình tròn là biểu tượng cho trời đất rộng lớn bao la cùng nhau tồn tại và trở thành biểu tượng của đất nước. Nhà vua vui mừng vì tìm được thứ bánh để dâng lên tổ tiên, thể hiện được đạo lí trời đất.

Việt Nam chúng ta là nước nông nghiệp, chính vì thế cho nên những sản phẩm của người nông dân, hạt gạo được xem là thứ quan trọng nhất, chúng ta phải biết trân trọng và hiểu được những khó khăn vất vả của người nông dân. Cuối cùng thì chàng đã được nối ngôi vị thay cho vua cha trị vì đất nước.

Tóm lại, câu chuyện về bánh chứng bánh giày đã nói lên được nguồn gốc của tổ tiên, qua đây thế hệ ông cha cũng nói lên những suy nghĩ của mình để đề cao con người hiền lành và tốt bụng.