Cảm nghĩ về bài thơ “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” (3)

Trung Quốc / Lớp 7 » Đỗ Phủ » Mao ốc vị thu phong sở phá ca

15.00
Đỗ Phủ (712-770) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Ông đã để lại cho nền văn học một lượng lớn những tác phẩm đồ sộ và có ý nghĩa nhất đối với những thế hệ đi sau. Thơ của ông luôn mang những gì giản dị và gần gũi với cuộc sống của mỗi con người. Tuy ông là người có một cuộc sống khổ cực, vất vả hơn so với những nhà thơ khác cùng thời nhưng thơ của ông chưa bao giờ chứa đựng những điều u uất mà vẫn luôn ngời sáng bởi những lý tưởng cao đẹp và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. điển hình trong số đó là Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được ông sáng tác khi gia đình khó khăn là một trong những ví dụ điển hình.
Tháng tám thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!
Giây lát, gió lặng, mây tối mực,
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt.
Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh của gia đình nhà thơ lúc bấy giờ. Trong những ngày có gió rét lạnh mà cả gia đình chỉ có thể nằm chung trên một chiếc mền rách nát. Thậm chí những cơn gió thổi qua làm bay cả mái nhà của gia đình nhà thơ, không những vậy những tấm mái đó còn bị ăn trộm mất. Không biết phải làm như thế nào, sức người già cả nhà thơ chỉ còn biết giận giữ mà quay trở về. Tình cảnh vất vả với đàn con nheo nhóc, trong hoàn cảnh đó, với những người bình thường thì họ sẽ lập tức than phiền, đổ lỗi cho hoàn cảnh để phát tác những cảm xúc của mình. Phần đầu của bài thơ sử dụng biện pháp tu từ liệt kê hàng loạt những khó khăn vất vả của gia đình mình cùng những lời kể tự sự vê những gì đang diễn ra. Thế những ở những dòng thơ sau, chúng ta mới thấy được tấm lòng bác ai của nhà thơ Đỗ Phủ mà ít người có thể làm được.
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn
Than ôi! Bao giờ nhà ấy mới sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được
Đọc những dòng thơ trên mà cảm xác dâng trào mãnh liệt. Chịu cảnh khổ cực nên nhà thơ cũng thấu hiểu với những người có cùng hoàn cảnh với mình khi phải chịu cảnh lạnh lẽo, rét buốt. Ông chỉ có một ước mong là tất cả những kẻ sĩ nghèo đều không phải chịu cảnh vất vả như ông, thậm chí để đổi lấy điều đó mình ông chịu chết rét cũng không sao cả.

Qua bài thơ, chúng ta mới thấy được những nét cao thượng trong tâm hồn và suy nghĩ của nhà thơ Đỗ Phủ. Có thể nói có được rất ít những người có được nhân cách cao đẹp như của ông. Cũng chính bởi vậy nên thơ của ông thường mang đậm những nét gần gũi, giản dị và cũng rất đời thường. Ông tuy nghèo nhưng nhân cách của ông thì vô cùng giàu có và cao quý.