Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” (3)

Việt Nam / Lớp 7 » Hồ Chí Minh » Cảnh khuya
Lớp 7 » Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

123.83
Năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ và truờng kì, giữa những thiếu thốn và thử thách tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại. Tại nơi núi rừng Tây Bắc khốc liệt này, Bác Hồ vẫn dành cho mình những phút thanh thản để thuởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, thiên nhiên chính là nguồn khích lệ to lớn đối với nguời chiến sĩ - nghệ sĩ nơi chiến. Bài thơ Cảnh khuya đã đuợc nguời sang tác trong một đêm tại chiến khu Việt Bắc.

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều những thi nhân, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà còn trở thành người bạn tri kỉ để mỗi có thể chia sẻ buồn vui. Có đôi khi trăng như dòng suối làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
Cảnh trăng đêm êm đềm thơ mộng đi vào lòng nguời nghệ sĩ, giữa cảnh đêm trăng tĩnh lặng tiếng suối róc rách trong veo đuợc ví với tiếng hát văng vẳng lúc gần lúc xa. “Tiếng hát xa” là loại âm thanh đặc biệt, tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ phía xa con người vẫn có thể cảm nhận. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong không gian yên lặng, nó không bị lẫn vào những âm thanh phức tạp của sự sống. Điều thú vị là âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người làm nổi bật hơn tiếng suối trong veo trong đêm. Đặc biệt hơn, âm thanh ấy càng trở nên nhẹ nhàng, âm vang hơn khi được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất tạo vẻ đẹp lấp lánh, những bông hoa nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lúc ẩn lúc hiện thật khiến nguời ta xao lòng. Hai từ “lồng” đuợc Bác đặt chung trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất riêng biệt. “Lồng” là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành khối chỉnh thể. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà vào nhau, nương dựa nhau một cách duyên dáng và đáng yêu Tất cả đuợc giao hoà nhịp nhàng, tạo nên nhịp điệu êm đềm, dẫn dắt tâm hồn người vào cõi mơ mộng. Nếu như ở hai câu mở đầu bài thơ là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau lại là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:
Cảnh khuya như vẽ nguời chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà
Cảnh khuya sống động, có hồn chứng tỏ một điều: người đang thưởng cảnh, đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật để giao hoà với thiên nhiên kia. Cái hồn của thiên nhiên đã tác động mạnh mẽ đến trái tim nguời nghệ sĩ nhạy cảm ấy và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Làm sao Nguời có thể ngủ được trước đêm trăng thanh gió mát đẹp mê hồn như đêm nay Thao thức không ngủ là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở không nguôi trong tâm hồn Nguời trước cái đẹp. Ngoài lí do cảnh đẹp không thể cuỡng lại, Bác còn không thể ngủ đuợc vì “lo nỗi nuớc nhà”. Câu thơ vang lên như một sự tỉnh mộng cho người đọc. Chúng ta cứ ngỡ rằng Bác đang thả mình thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực lòng Người vẫn đang đau đáu một nỗi niềm non nước - lo nỗi nuớc nhà. Mặc dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh nhưng tâm hồn bác vẫn luôn huớng về nuớc nhà, vẫn luôn huớng về non song, dân tộc và đất nuớc. Cả hai câu thơ trên cho ta thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ - chiến sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường cho dù có bao gian khó trong Bác.

Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt rất hay và đẹp, đây là sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể thấy được nét đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Người: lòng yêu thiên nhiên và tâm hồn cao cả của Bác. Thơ của Bác luôn giản dị, tự nhiên và trong sáng. Chính vì vậy những dòng thơ luôn êm đẹp, hồn hậu khơi gợi niềm thích thú và tình yêu trong lòng mỗi con nguời chúng ta.