Cảm hứng về quê hương đất nước trong “Bên kia sông Đuống” và “Việt Bắc”

Việt Nam / Lớp 12 » Tố Hữu » Việt Bắc
Việt Nam » Hoàng Cầm » Bên kia sông Đuống

Chưa có đánh giá nào
Cảm hướng về quê hương đất nước vừa mở ra theo chiều rộng không gian và chiều dài thời gian, vừa cụ thể sinh động, lại vừa mang tính chất tổng hợp khái quát. Hai bài thơ Bên kia sông Đuống, Việt Bắc là những bài thơ tiêu biểu cho tình cảm về quê hương đất nước. Chúng vừa có những đặc điểm riêng, lại vừa có những đặc điểm chung.

Các bài thơ Bên kia sông Đuống, Việt Bắc đều tập trung thể hiện tình yêu quê hương tha thiết. Đó là sự gắn bó máu thịt giữa cảnh vật và con người và cảnh vật của vùng quê Kinh Bắc (Bên kia sông Đuống), là tình yêu tha thiết cảnh vật chiến khu Việt Bắc (Việt Bắc) căn cứ địa của cuộc kháng chiến và những con người miền núi đã từng cưu mang đùm bọc chở che cho cán bộ, bộ đội trong suốt kháng chiến gian khổ. Việt Bắc là tình yêu thiên nhiên đất nước nên hoạ gắn liền với niềm tự hào đất nước hồi sinh, giàu đẹp, có truyền thống bất khuất, giờ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi đứng lên với những chiến thắng huy hoàng.

Mặc dù vậy mỗi bài thơ vẫn có những nét riêng mang bản sắc tâm hồn tác giả trong cách cảm, cách nghĩ.

Trước hết Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Mỗi nhà thơ có một phong cách đặc sắc, có một thế giới nghệ thuật riêng. Nó thường được tạo nên từ những gì thân thiết từ tuổi ấu thơ. Đối với Hoàng Cầm đó là thế giới Kinh Bắc cổ kính. Vào một đêm tháng 4/1948 sau khi nghe kể về tình cảnh giặc đang chiếm đóng, dày xéo quê hương mình, trái tim tác giả trào dâng bao nhiêu cảm xúc xót xa đau tiếc ấy, mà những cảnh, những người, những số phận khác nhau của vùng quê Kinh Bắc cư lần lượt hiện ra thật đẹp, thật đáng quý, đáng thương, nhưng cũng thật tội, cứ lay động tâm hồn nhà thơ không thôi.

Với tấm lòng yêu thương quê hương tha thiết của Hoàng Cầm, vùng Kinh Bắc trong cuộc sống thanh bình hiện lên mới đẹp đẽ nên thơ và giàu có biết bao. Đó là cái lấp lánh của dòng sông, cái màu cắt trắng phảng lì, cái màu xanh của bãi mía bờ dâu....

Quê hương Kinh Bắc còn đáng tự hào vì có truyền thống văn hoá tinh thần đáng quý, đáng yêu. Đó là tranh vẽ gà lợn, đám cưới chuột, hứng dừa, đánh ghen... Và rồi những văn hoá cổ xưa ấy đã bị lũ giặc xâm lược trong lòng người đọc đối với tội ác đất không rung, trời không tha.
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đoi ngả
...
Bây giờ đi đâu về đâu
Từ căm giận xót thương, uất ức đã biến thành sức mạnh vùng lên chiến đấu:
Bộ đội bên sông đã về
Dao loé giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
....
Như xéo trên đống lửa
Những câu thơ dịp thơ dồn dập sảng khoái đầy khí thế đã diễn tả khá thành công cuộc chiến đấu quyết sống chết với kẻ thù của quân và dân ta.

Bài thơ được khép lại với niềm mơ ước tin tưởng cuộc sống thanh bình, mùa xuân lại trở về với những hội hè đình đám như thủa xưa bên kia sông Đuống yên ả.

Nét đặc sắc thành công nhất của bài thơ Bên kia sông Đuống là tác giả tạo được một cái nhạc điệu đặc sắc, vừa dạt dào tuôn chảy vừa trầm buồn. Cho nên bài thơ chỉ nói về một vùng quê Kinh Bắc mà vẫn có thể đánh thức dậy tình cảm quê hương đất nước của mọi người dân Việt Nam.

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác vào tháng 10/1948 cả bài thơ là cuộc chia tay đầy tình nghĩa lưu luyến giữa cán bộ và nhân dân, giữa miền ngược và miền xuôi, là lời hẹn hò của “minh” và “ta” đằm thắm thuỷ chung và đầy thương nhớ.

Thiên nhiên Việt Bắc qua ngòi bút chứa chan tình nghĩa cách mạng, kháng chiến của Tố Hữu, còn là một thiên nhiên đã cùng con người đánh giặc và ghi lại biết bao sự tích anh hùng:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Ta về mình có nhớ ta
Mái Đình, Hồng Thái, cây đa Tân Trào
...
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian khác nhau, trong các thời tiết sương sớm, nắng chiều, trăng khuya, trong các mùa thay đổi. Tiêu biểu nhất là đoạn thơ sau:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Đoạn thơ xứng đáng là một bộ tranh tứ bình có đủ bốn mùa, mỗi mùa một sắc thái, đường nét âm thanh thật sinh động. Cuộc sống sinh hoạt của con người chiến khu kháng chiến qua hoài niệm của tác giả hiện ra trong những nét thanh bình yên ả:
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
Nhưng cũng có cả cảnh nghèo khó gian nan cơ cực.
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con trên rẫy nhặt từng bắp ngô
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
Bao nhiêu tình nghĩa keo sơn gắn bó được chứa đựng trong những hình ảnh chân thực cụ thể mà rất gợi cảm ấy. Cái đẹp nhất đúng là ở tình nghĩa con người, ở sự sẻ chia gánh vác nhiệm vụ kháng chiến thiên liêng.

Theo dòng cảm xúc hồi tưởng bài thơ còn dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc kháng chiến với những bước tranh rộng lớn, những hoạt động tấp nập sôi động của cuộc kháng chiến anh hùng. Đoạn thơ được viết bởi bút pháp anh hùng ca:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trung
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Giọng thơ thật dào dạt sảng khoái với những hình ảnh chân thực, vừa bay bổng hùng tráng.

Phần thứ hai của bài thơ khẳng định mạnh mẽ sự son sắt thuỷ chung giữa người ở và người đi, giữa miền ngược và miền xuôi và lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng Bác Hồ kính yêu.

Như vậy trong bài thơ Việt Bắc cảm hứng về quê hương đất nước là cảm hứng về thiên niên đất nước chiến khu, cuộc sống nhân dân kháng chiến, và Đàng lãnh tu. Tất cả là một khối thống nhất đại đoàn kết.

Mặc dù hai bài thơ trên cùng viết về một đề tài, cùng một cảm hứng quê hương đất nước, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau và cũng không hề có sự trùng lặp. Trái lại ở mỗi bài thơ đều có những đặc điểm riêng thể hiện phong cách riêng của từng tác giả.