Bình luận tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”

Việt Nam / Lớp 12 » Nguyễn Minh Châu » Chiếc thuyền ngoài xa

24.50
Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác năm 1983, là tác phẩm thành công tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới. Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) sinh ra trên mảnh đất Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, sáng tác của ông mang cảm hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nhưng đến khoảng những năm 80 ông hướng ngòi bút đến những đa đoan, cuộc sống đa sự với tâm huyết viết cho một nền văn nghệ minh hoạ, các tác phẩm của ông là sự ưu tư trăn trở về thân phận con nguời thời hậu chiến. Chiếc thuyền ngoài xa đã toát lên được vẻ đẹp của cuộc sống, của con người được nhìn nhận và đánh giá trong các mối quan hệ phức tạp và đa chiều. Không những vậy cái đẹp cái mà mỗi chúng ta muốn hướng tới để hoàn thiện chính mình, đôi khi tiềm ẩn trong những thứ xù xì, gai góc mà không phải ai cũng có thể nhận ra được.

Truyện Chiếc thuyền ngoài xa nói đến đời sống và con người trong nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt. Truyện khai thác những tình huống mang nghịch lí: một cảnh biển buổi sáng như một bức tranh danh hoạ thời cổ nhưng ẩn trong đó là hình ảnh một gia đình thuyền chài đầy bi kịch; một người phụ nữ xấu xí, thô kệch, không những không nhận đuợc sự yêu thuơng mà nguời chồng còn đánh đập, hắt hủi nhưng nguời phụ nữ ấy quyết gắn bó cả cuộc đời với kẻ vũ phu mà không một chút kêu ca hay phàn nàn. Câu chuyện không quá nhiều nhân vật: một anh trưởng phòng, một hoạ sĩ – Phùng đã từng là chiến sĩ, một vị quan toà vào sinh ra tử đối với cái chết, một người chồng vũ phu, một cậu bé yêu thương mẹ nhưng cũng không ít đắng cay – thằng Phác... Nhân vật được hiện lên bằng những nét bút chân dung và tính cách khác nhau nhưng mỗi phận nguời lại đang trôi trên dòng đời còn bao nỗi lo toan. Trong các nhân vật đó, nhân vật người phụ nữ là nhân vật để lại nhiều dư vị xót xa, cay đắng, cảm phục trong lòng người đọc.

Nguyễn Minh Châu với nét vẽ tinh tế đã phác hoạ lên hình ảnh giàu sức gợi hình: người đàn bà chạc ngoài 40, thân hình nguời đàn bà và vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch xấu xí. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt. Người phụ nữ gây ấn tượng cho người đọc ngay từ những dòng đầu tiên đầy khổ sở và đầy thương cảm. Người đàn bà ám ảnh người đọc bằng “tấm áo bạc phếch có miếng vá, bửa thân dưới ướt sũng” gợi lên sự chua xót, khốn cùng. Giữa nơi mênh mông biển cả xuất hiện một con người khiến người khác phải trằn trọc như thế này. Cách miêu tả ngoại hình cũng hết sức đặc biệt với chi tiết: “đưa tay lên có ý định gài hay sừa lại tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân” cùng với tiếng quát của người đàn ông: “Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”, điều ấy như dự báo cho người đọc về một tính cách một số phận đầy bất hạnh và để rồi giữa khung cảnh đẹp vào buổi sáng khi mà Phùng cho rằng, không còn nơi nào có thể đẹp hơn ấy, khi người đàn bà bị người đàn ông “dùng cái thắt lưng quật tới tấp” nhưng bà vẫn thầm lặng chịu đựng với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy. Nếu như nó chỉ diễn ra trong khoảnh khắc chúng ta không có gì để nói nhưng cảnh tuợng đánh đập đó diễn ra như cơm bữa “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Nhưng thế mà khi được vị chánh án huyện khuyên bó người chồng vũ phu, người đàn bà ấy “chắp tay vái lia lịa” rồi cầu xin “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” với nguyên do lí giái điều đó lại không thể ngờ: “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng đi làm ăn nuôi nấng một sáp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa”.

Tại đây, chị đã kể lại chính cuộc đời mình, giải thích vì sao không thể bỏ nguời chồng vũ phu. Nguời đàn bà từ một người cam chịu sợ sệt trở nên sắc sảo đến không ngờ thay cách xưng hô “con – quý bà” là cách đối thoại kể cả “chị – các chú” khi đó đôi mắt sợ sệt bỗng như đang nhìn suốt cuộc đời mình, chị tỏ ra người phụ nữ biết mình, hiểu người. Đến cả việc lấy chồng của chị cũng không phải là việc bình thường: “cũng vì xấu trong phố không ai lấy tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phố hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”. Lời tâm sự ấy dấy lên trong lòng người đọc sự đồng cảm với người phụ nữ kém may mắn từ khi còn thơ dại. Hạnh phúc với chị chật vật đến nhường nào. Trước toà án chị bênh vực cho chồng, nhớ rất tất cả những điểm tốt của chồng để biện hộ “lão chồng tôi khi ấy là một chàng trai cục tính nhưng hiền lành lắm không bao giờ đánh đập tôi”. Sự đói nghèo và nhận thức được tăm tối khiến người đánh mất đi nhân tính. Lão chồng đã sẵn sàng trút cơn giận như lửa cháy lên người vợ bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách ra đánh cũng như đàn ông khác uống rượu giá mà lão cũng uống rượu thì tôi đỡ khổ.

Nhưng chị tha thiết xin đừng bắt bỏ người chồng vũ phu đó bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết nỗi vất vả của một người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông, ngư dân quanh năm trên sóng nước phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Thời tiết đẹp, đánh được nhiều cá thì còn có cái ăn, có đợt dông bão suốt hàng tháng cả nhà việc con cái toàn ăn xương rồng luộc chấm muối. Thuyền phải có người đàn ông chèo chống phong ba làm chỗ dựa mỗi khi sóng to gió lớn để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con nhà nào cũng hơn mười đứa đàn bà phải gánh lấy cái khổ. Vậy hậu quả của bạo lực mà nguời phụ nữ phải gánh chịu ảnh huởng đến sự phát triển cùa những đứa con. Tình trạng bạo lực trong gia đình bé Phác là nổi đau khổ nặng nề mà người mẹ và những đứa trẻ gánh chịu. Người mẹ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị dày vò về tinh thần luôn nơm nớp lo sợ con tổn thương. Dù hết sức che chắn xin chồng đừng đánh mình trước mặt con cái nhưng rồi những đứa con vẫn biết sự thật khiến bà đau đớn và xấu hổ, nhục nhã. Bé Phác – vì yêu mẹ, thương mẹ mà căm ghét bố. Bé xông vào đánh bố để bảo vệ mẹ và như vậy, niềm tin của tuổi thơ đã bị rạn vỡ.

Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình thương cùng sự day dứt về thân phận những nguời nghèo khó. Tác giả cũng gửi gắm trong truyện ngắn này những chiêm nghiệm của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà nhìn cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt với lí trí kết hợp với những dao động chân thành của trái tim nhân ái.