Bình giảng ba câu thơ “Sông Đuống trôi đi... Nằm nghiêng nghiêng trong kháng trường kì”

Việt Nam » Hoàng Cầm » Bên kia sông Đuống

12.00
Sinh ra và lớn lên ở vùng Kinh Bắc, hồn thơ Hoàng Cầm gắn bó mặt thiết, sâu nặng gắn bó với vùng quê cổ kính này. Tuy nhiên tình yêu quê hương tha thiết ấy, nếu không gặp được hoàn cảnh cụ thể thì mãi mãi vẫn cứ nằm im lìm trong trái tim nhà thơ.

Hoàn cảnh tạo nên cảm hứng của bài thơ đã đến vào một đêm giữa tháng tư năm 1948. Đêm đó sau khi nghe xong những thòng tin về tình hình giặc đánh phá quê hương Kinh Bắc, Hoàng Cầm với tâm trạng xao xuyến, tâm tư chồng chất những nhớ thương, nuối tiếc cùng với niềm căm giận sáu lắng, đã viết bài thơ Bên kia sông Đuống trong một tâm trạng đầy xúc cảm đó.

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì: Nhờ hình ảnh này mà con sông Đuống không còn là vật vô tri vò giác, mà trở nên sống động như có tâm trạng, có linh hồn.

Sao xót xa như rụng bàn tuy cùng lá một câu thơ sáng tạo, dùng từ thật lạ. Quê hương bị kẻ thù chiếm đóng, nỗi đau về tinh thần, biến thành nỗi đau về thể xác, có thể cảm nhận được một cách cụ thể: “Như rụng bàn tay”. Cách so sánh ở đây đã đem lại hiệu quả đáng kể: nỗi đau được tô đậm, được khắc hoạ cụ thể, do đó, gây được ấn tượng cho người đọc.

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên gợi được bề dày lịch sử quê hương. Những ngày thái bình yên ả đã trôi đi vào dĩ vãng. Nay giặc đến, quê ta “ngùn ngụt lửa hung tàn”. Nhà thơ nuối tiếc, hoài vọng cho một thời tươi đẹp.

Nhưng thời tươi đẹp đó đã qua mất rồi, có chăng chỉ còn thấp thoáng trong kí ức của nhà thơ.

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen phác hoạ sinh động khuôn mặt người con gái vừa bầu bĩnh đầy đặn lại vừa tươi tắn thanh nhã. Câu thơ gợi cho người đọc liên tưởng đến những người con gái quê hương mộc mạc, bình dị nhưng thanh cao trong đó.

Có thế nói cái nhìn toàn cảnh Bên kia sông Đuống của tác giả là từ “bên này” và lấy con sông Đuống làm biên giới. Vậy phải chăng điều làm nhói lòng nhân vật xưng “anh” trong bài thơ là tất cả những gì thuộc bén kia sông Đuống? Không! Nó gồm cả cái đường biên giới ấy tức là con sông ấy nữa. Chẳng thế mà Hoàng Cầm viết:
Sông Đuống trôi đi
Một dòng láp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.
Không biết sông Đuống là con sông thứ bao nhiêu rổi đi vào sáng tác văn chương, đặc biệt là nó đã chảy vào thơ những mạch nguồn rào rạt.. Song, dường như phần lớn, chúng đều được bắt nguồn từ nỗi nhớ của các nhân vật trữ tình. Từ “Nhớ con sông quê hương”, “Giữ bao kỉ niệm giữa dòng trôi” đến “Dòng sông quê hương trong vắt” trong “đói mắt” “em” của Tế Hanh, từ lời thì thầm: “Quý con sông Hồng phù sa cuộn đỏ” đến thiết tha: “Yêu con sông Thương nước chảy đôi dòng” của Nguyễn Viết Lãm... Cho nên, chúng thường mang cái dáng xưa là rất yếu. Con sông Đuống của Hoàng Cầm thì lại khác. Ở đây có sự chập lại giữa hai thì: hiện tại và quá khứ. Hiện tại – nếu ta chỉ nhìn cục diện khổ thơ đang xét. Còn quá khứ? Chính là bờ “Cát trắng phẳng lì” gắn với “ngày xưa” (Ngày xưa cát trắng phảng lì).
Khổ thơ trên đã cổ tích hoá con sông, trùm phủ lên nó một lớp khói sương lãng đãng. Dĩ nhiên chưa tới độ “mịt mờ” như mặt Hồ Tây trong bài ca dao kia nhưng cái lớp sương khói cũng đủ nói với ta rất nhiều về một khoảng không gian tâm tưởng. Vâng! Chỉ có không gian tâm tưởng và chỉ có cảm xúc nằm trong không gian tâm tưởng mới thực sự làm cơ sở ban đầu đè tác giả viết hai câu xếp vào loại những câu thơ hay nhất của nền thơ hiện đại
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Biết cắt nghĩa làm sao cái “lấp lánh” của “một dòng” trôi và trời ơi, còn cái dáng “nằm nghiêng nghiêng” này nữa. Anh bây giờ đứng đây, lặng lẽ, trơ trọi mà hướng cặp mắt đau đáu, mênh mang tuyệt vọng về bên ấy. Đúng là vị trí đứng của anh phải xa bên ấy lắm nhưng nỗi nhớ hẳn phải cồn cào hơn và niềm đau trong anh càng quặn thắt hơn thế nữa nên anh mới ngắm được cái tư thế “nằm nghiêng nghiêng” cùng cái “dòng lấp lánh” kia được. Và, suy cho cùng thì hai hình ảnh này đã bổ sung cho nhau. Mặt nước phải “nghiêng nghiêng”, ánh nắng phản chiếu xuống nước mới “lấp lánh”. Chứ còn dòng sông cứ bình phẳng đôi dòng như “con sông quê hương” của Tê Hanh mà lại có “lòng sông lấp lánh” thực khó lắm. Song cái hay, cái độc đáo mang lại giá trị đột xuất cho khổ thơ và cả bài thơ phải chăng vần là cái dáng “nằm nghiêng nghiêng” của con sông Đuống? Để từ đó con sông như có hồn, có thần thái và đầy nữ tính. Nó không ầm ào, thở phì phò như con sông Hồng “cuộn đỏ phù sa” của Viết Làm cũng chăng chết cứng như dòng Hương “buồn thiu” của Hàn Mặc Tử. Mà, nó duyên dáng, e thẹn như “em” – nhân vật xuất hiện ngay ở câu đầu bài thơ (mặc dầu “em” chính là sự phân thân của tác giả) và hiền hoà như “những cô hàng xóm răng đen”, “cười như mùa thu toả nắng” trên vùng đất Kinh Bắc trù phú. Dòng sông Đuống bình thản, hiền hoà là thế nhưng sao nó lại phải gắn với cuộc “kháng chiến trường kì” (thời gian) gắn với cảnh “lười dài lê sắc máu” của “chó ngộ một đàn”, với ruộng khô, nhà cháy, với “chia lìa trăm ngả” với “tan tác về đâu” và tư thế “nghiêng nghiêng” ấy nép mình nấp trên những cái hoàn toàn trái với thuộc tính của nó thậm chí khi cần trong âu lo, hoảng loạn nó có thế chạy trốn nữa?.

Hèn chi mà liền khổ thơ sau, nhà thơ có cảm giác “nhớ tiếc” mà “xót xa” đến nỗi “như rụng bàn tay”.

Tôi chắc rằng khi viết khổ thơ này dù nó là những dòng đầu của bài thơ, Hoàng Cầm không đắn đo, cân nhắc về nghệ thuật lắm đâu song chính từ lặp “nghiêng nghiêng”, vần “iêng” (“nghiêng nghiêng”, “kháng chiến”) cùng sự chuyến đổi đột ngột từ câu ngắn (ngắn hơi) bốn tiếng:
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
tới câu dài (dài hơn) tám chữ:
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
đã tạo cho khổ thơ một tâm trạng, một cái hơi tiếc nuối rất cần thiết (không phải đợi tới câu “Đứng bên này sông sao nhớ tiếc” của khổ thơ kế mà ta mới nhận ra điều ấy). Như vậy, chỉ qua một câu thơ thôi, tác gia đã cho ta phát hiện cùng một lúc cả độ viền và độ nhoè, cái sáng tỏ và cái mơ hồ của thơ ca. Thông qua tâm trạng “nhớ tiếc” của ông là hình ảnh cô gái e dè, ấp úng rất “có duyên” hay cái dáng vẻ sợ sệt đến tội nghiệp của dòng Đuống và của cả những cô gái hiền lành vùng Kinh Bắc mà tác giả muốn nói? Khổ thơ hay và nhiều tầng nghĩa là ở chỗ này. –

Bao quát lại, ấn tượng khắc chạm trọn vẹn nhất vào tâm hồn người đọc qua khổ thơ vẫn là tính cá thể của con sống Đuống. Nó cũng mang những nét tâm trạng như con người, cũng cử động cựa quậy chừng như muốn bứt khỏi cái khuôn khổ một dòng sông mà đi. Chính điểm sáng tạo này đã mang lại giá trị đặc biệt cho khổ thơ nói riêng và cho toàn bài thơ nói chung. Để từ đây, ta nhìn con sông Đuống của Hoàng Cầm khác Con sông quê hương của Tế Hanh, khác con sông miệt Vàm Cỏ Đông của Hoài Vũ.

Bởi, cùng lắm Tế Hanh chỉ hé mở cho ta thấy một “con sông xanh biếc” có “nước gương soi tóc những hàng tre” – rõ ràng con sông của Việt Nam là đặc sản của Việt Nam nhưng thử hỏi: làm sao đếm hết ở nước này có bao nhiêu con sông? Ngược lại, tìm ra cái dáng “nằm nghiêng nghiêng” “bãi mía bờ dâu” cùng bờ “cát tráng phăng lì” kia thì chi có ớ mỗi con sông Đuống của Hoàng Cầm, chỉ có ở mỗi con sông Thiên Đức – Một nhánh cua Sồng Hồng trên vùng đất Bắc Ninh mà thôi.

Tôi sinh ra và lớn lên trên “mảnh đất Nam Bộ. Cái vị ngọt của ngọn mía lau, của dòng Cửu Long Giang chín nhánh uốn khúc tôi đã nếm; sóng nước Hàm Luông tôi đã trải qua. Còn xứ Huế đẫm tình với cô gái Đồng Khánh “chi mô rứa” với sông Hương, núi Ngự tuy xa song tôi đã tỏ vì nghe nhắc nhiều quá. Phải đợi tới hôm nay. Khi chỉ thâm nhập vào mỏi nhịp đập trái tim xốn sang của Hoàng Cầm, cọ xát chung với nỗi đau “rụng rời” cho quê hương mình của Bùi Tằng Việt, tôi mới hay mình còn biết đến con sông Đuống e lệ, lặng lờ và bước đầu thấy được trên mình Tổ quốc một “vùng đất Kinh Bắc huê tình, diễm lệ, đầy ắp huyền thoại và bang lang một làn sương khói dân ca”.