Ôn tập văn nghị luận

Lớp 7

Chưa có đánh giá nào

Văn mẫu

Nội dung

1. Đọc lại các bài văn nghị luận đã học (Bài 20, 21, 23, 24) và điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây:
Cột 1: STT
Cột 2: Tên bài:
Cột 3: Tác giả
Cột 4: Đề tài nghị luận
Cột 5: Luận điểm chính
Cột 6: Phương pháp lập luận.

2. Nêu tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài nghị luận đã học.

3. a) Trong Chương trình Ngữ văn lớp 6 và học kì I lớp 7, em đã học nhiều bài thuộc các thể truyện, kí (loại hình tự sự) và thơ trữ tình, tuỳ bút (loại hình trữ tình). Phần dưới đây liệt kê các yếu tố có trong các văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận. Căn cứ vào hiểu biết của mình, em hãy chọn trong phần yếu tố những yếu tố có trong mỗi thể loại ở phần thể loại, rồi ghi vào vở.

Thể loại:
- Truyện
- Kí
- Thơ tự sự
- Thơ trữ tình
- Tuỳ bút
- Nghị luận

Yếu tố:
- Cốt truyện
- Nhân vật
- Người kể chuyện
- Luận điểm
- Luận cứ
- Vần, nhịp

b) Dựa vào sự tìm hiểu ở trên, em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.

c) Những câu tục ngữ trong Bài 18, 19 có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?

Ghi nhớ
Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật, hay về ý kiến của người khác. Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc. Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ và lập luận. Các phương pháp lập luận chính thường gặp là: chứng minh, giải thích.