Đô-xtôi-ép-xki (trích)

Áo / Lớp 12 » Stefan Zweig

Chưa có đánh giá nào

Văn mẫu

Nội dung

Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga còn thân thể ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ. Không một nhà văn Đức, Pháp hoặc I-ta-li-a nào nhớ lại là đã gặp ông, đã nói 1 với ông. Ông chỉ được biết đến ở ngân hàng, mà trước cửa tò vò của nó ông đứng chờ ngày lại ngày và với một giọng nói cảm động ông hỏi xem từ nước Nga tờ séc của ông cuối cùng đã đến chưa: một trăm rúp ấy, mà vì chúng trong các thư của ông, ông đã biết bao nhiêu lần quỳ gối trước những người xa lạ và thấp hèn. Các nhân viên ra mặt chế nhạo lão điên nghèo và sự chờ đợi vĩnh viễn của lão. ông cũng là người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ; ông đã cầm cố ở đó tất cả, một lằn đến cả cái quần đùi cuối cùng để đánh một cái điện về Xanh Pê-téc-bua, một tiếng kêu tuyệt vọng năm 1872) vọng xé ruột mà ta luôn tìm thấy trong thừ từ của ông.

[...] Suốt đêm ông làm việc trong khi ở phòng bên vợ ông rên rỉ trong những cơn đau đẻ. Cơn động kinh chộp họng ông; chủ nhà không được trả tiền đe doạ gọi cảnh sát; bà đỡ đòi tiền nợ. Và ông viết Tội ác trà trừng phạt Thằng ngốc Lũ người quỷ ám, Con bạc - những tác phẩm đồ sộ của thế kỉ XIX, đã tạo hình cho tất cả thế giới tinh thần của chúng ta.

Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông; nhờ nó ông sống trong Tổ quốc mình. Khi ngừng lại, ông ngạt thở với châu âu như trong một nhà ngực; vì vậy ông ngày càng bị thu hút vào các tác phẩm của mình. Đó là rượu ngọt làm ông ngây ngất; đó là niềm hoan lạc lớn lao nhất của ông. Đôi khi ông ngưng lại để đếm các ngày như trước đây đã đếm cái cọc của trại giam. Trở về như một kẻ hành khất, nhưng là trở về! Nước Nga! Nước Nga, đó là tiếng gọi vĩnh cửu của niềm tuyệt vọng của ông. Song ông chưa có quyền được trở về; vì chính sự lớn lao của tác phẩm ông, ông phải vẫn là người không tên, kẻ bị đoạ đày của những đường phố xa lạ, đau khổ một mình mà không than vãn. Ông tiếp tục sống giữa giống người chấy rận trước khi vươn lên ánh sáng rực rỡ của niềm vinh quang đời đời. Những thiếu thốn đã uốn còng lưng ông; những quả chuỳ của bệnh tật càng giáng thường xuyên hơn xuống não cân ông; nhiều ngày dài ông nằm trong một sự đờ đẫn hoàn toàn. Vừa lúc sức khoẻ trở lại, ông lê tới phòng làm việc. Năm mươi tuổi, nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dằn vặt.

Cuối cùng, vào thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất, số mệnh phán bảo thế là kết thúc. Đức Chúa Trời quay nhìn về phía Giốp. Năm mươi hai tuổi, ông được quyền trở về Tổ quốc. Các sách của ông đã biện hộ cho sự nghiệp của ông. Tuốc-ghê-nhép, Tôn-xtôi bị lu mờ. Nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt vào ông. Nhật kí của một nhà văn biến ông thành sứ giả của xứ sở mình. Nghệ thuật hoàn hảo nhất của ông, sức lực cuối cùng của ông, ông hiến dâng cho di chúc của mình, cho dân tộc mình: Anh em nhà Ka-ra-ma-dốp.

Ý nghĩa của số phận biểu lộ ra với ông; sau tất cả những thử thách ông đã chịu, một giây hạnh phúc tuyệt đỉnh đã được ban cho ông để ông hiểu rằng hạt đã gieo xuống, mùa gặt sẽ vô tận. Thắng lợi của Đô-xtôi-ép-xki dồn lại trong một giây. cũng như ngày trước, trước những nỗi khổ hạnh của ông, Đức Chúa Trời ném cho ông một tia chớp, lần này không phải để tiêu diệt ông mà giống như những tia chớp, nhờ đó, trong một cỗ xe rực lửa, Đức Chúa Trời mang các tông đồ của Người vào cõi vĩnh hằng.

Vào dịp kỉ niệm ngày sinh của Pu-skin, các nhà văn lớn nước Nga được mời đọc những diễn văn tưởng niệm. Tuốc-ghê-nhép, người thân phương Tây, kẻ kình địch suất đời cướp mất vinh quang của Đô-xtôi-ép-xki, đọc trước tiên. Một sự đón nhận khả ái, nhưng hơi lạnh nhạt. Ngày hôm sau, người ta nhường lối cho Đô-xtôi-ép-xki. Trong niềm ngất ngây của quỷ dữ, ông vung lời như sấm sét. Với một sự thành kính xuất thần, bằng giọng nói trầm, khàn, ông báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự tổng hoà giải của nước Nga. Như bị hạ gục, đám đông quỳ xuống; căn phòng rung lên trong sự bùng nổ của hoan hỉ; các bà hôn bàn tay ông, một sinh viên ngất xỉu dưới chân ông. Tất cả những diễn giả khác từ chối không nói nữa. Sự hứng khởi thật không giới hạn; một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái đầu của người bị hành khổ này.

Số phận của ông đã được quyết định như vậy: một phút ánh sáng rực rỡ để chứng tỏ rằng sứ mệnh đã hoàn thành, tác phẩm đã thắng lợi; rồi khi quả đã được cứu thoát võ khô rụng xuống. Đô-xtôi-ép-xki qua đời ngày 10 tháng 2 năm 1881. Một cơn run rẩy lay động toàn nước Nga; một phút đau đớn câm lặng, rồi cùng một lúc, không thoả thuận trước, từ các thành phố xa xôi nhất, các đoàn đại biểu kẻo đến để viếng ông. Một làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dâng lên từ mọi nơi của thành phố ngàn tháp chuông, song đã quá chậm, than ôi! Ai ai cũng muốn nhìn thấy người quá cố mà họ đã lãng quên suốt cả cuộc đời Phố Thợ Rèn nơi quan linh cữu ông đen nghịt người; run rẩy, im lặng, đám đông leo các bậc thang của ngôi nhà công nhân và chen chúc quanh quan tài ông. Sau vài giờ, cái giương đầy hoa nơi người ta đặt thi hài ông đã biến mất; như những di vật quý báu, các bông hoa đã bị lấy đi. Không khí căn phòng nhỏ trở nên ngột ngạt tới mức các ngọn nến tắt lìm. Đám đông mỗi lúc một siết chặt quanh thi hài; cái quan tài lắc lư sắp đổ. Người quả phụ và mấy đứa con hãi hùng phải giữ vững nó lại.

Ông cảnh sát trưởng muốn cấm tiến hành tang lễ công khai bởi vì các sinh viên có ý định mang xiềng xích người khổ sai đi theo sau quan tài Đô-xtôi-ép-xki; ông ta không dám thách thức một niềm hứng khởi sẵn sàng dùng vũ khí buộc người ta phải chấp nhận mình. Trong một tiếng đồng hồ, giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang ông: sự đoàn kết của tất cả những người Nga. Cũng như tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga truyền sinh khí vào tác phẩm ông, nỗi đau khổ đã đúc thành một khối thống nhất, hàng ngàn người đi theo sau linh cứu ông.

Dưới một rừng cờ và cờ hiệu phấp phới trước gió, các vị vương tôn trẻ, các giáp trưởng ăn mặc lộng lẫy, công nhân, sinh viên, sĩ quan, người hầu và người hành khất đi bên nhau khóc người quá cố rất thân thiết đối với họ. Nhà thờ nơi diễn ra lễ cầu siêu rải đầy hoa; trước mộ ông còn để ngỏ, tất cả các đảng phái đoàn kết lại trong một lời nguyền yêu thương và cảm phục.

Trong giờ phút cuối cùng ông đã cho đất nước ông một sự hoà giải chốc lát đã kiềm chế một lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại ông.

Như một lời chào cao cả gìn người quá cố, Cách mạng, trái mìn khủng khiếp nổ ra phía sau đoàn đưa tang ông. Ba tuần sau, Nga hoàng bị ám sát; tiếng sấm của sự nổi dậy rền vang. Những tia chớp báo thù rạch dọc ngang khắp đất nước. Cũng như Bết-thô-ven, Đô-xtôi-ép-xki qua đời giữa dông bão, giữa những nguyên tố bị kích động dữ dội.
Là một người từng đi qua nhiều xứ sở, giao du rộng rãi, lại kết hợp được kiến thức uyên bác với một sự cảm nhận độc đáo trước tác phẩm, một mối đồng cảm trước một số phận của nghệ sĩ nên Xvai-gơ đã dựng nên được những chân dung văn học đầy ấn tượng. Cuốn Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki - Ban-dắc - Đích-ken chính là một 1 dẫn chứng tiêu biểu. Qua những trang viết tài hoa của Xvai-gơ, những chặng đường đời, những bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác, những tác phẩm lớn và hình tượng nhân vật của “ba bậc thầy” xuất hiện, gắn với bão tố của cuộc đời thực mà cũng rất khác thường.

Riêng ở phần về Đô-xtôi-ép-xki, ta thấy vô vàn những chi tiết sống động của một số phận nghiệt ngã khô có thể tìm thấy ở những sách chuyên về “tiểu sử nhà văn”: từ lúc Đô-xtôi-ép-xki mới 24 tuổi, tác phẩm đầu tay (Người nghèo) khiến ông nổi tiếng; tới khi bị giam trong pháo đài (trước án tử hình) vì đã tham gia vào những cuộc tranh luận chính trị, mà vẫn không hiểu vì tội gì; những ngày lưu đày ở Xi-bia, “trong bốn năm, một ngàn năm trăm chiếc cọc gỗ nhọn bằng gỗ sồi sẽ đóng khung chân trời của ông lại. Ngày này qua ngày khác ông sẽ vừa khóc vừa khía vào đó bốn lần ba trăm sáu mươi lăm vết khắc”... Kí ức từ ngôi nhà của nhũng người chết khiến nước Nga kinh hoàng và “Nga hoàng nức nở khi đọc cuốn sách”. Tác giả đã viết rất thực về những ngày khốn khổ do bệnh động kinh, ông phải chạy vạy xin tiền cứu chữa cho cả vợ ông nữa... Song những chi tiết, hình tượng ở đây không phải không có tầm khái quát. Chỉ trong vài câu, Xvai-gơ đã tóm tắt được cái thần của tác phẩm. “Tiểu thuyết của Đô-xtôi-ép-xki là huyền thoại về nhân loại mới, thoát ra tự đáy tâm hồn Nga”.

Đô-xtôi-ép-xki (Fyodor Dostoyevsky, 1821-1881): nhà tiểu thuyết thiên tài của Nga. Nhân vật của ông là những con người bé nhỏ, bị nhục mạ, khốn khổ, đầy tội lỗi và chỉ tìm thấy sự cân bằng trong lòng nhân hậu, khoan dung. Ông cũng đề xướng một lí tưởng thẩm mĩ thiên về hoà hợp những tinh hoa của văn hoá phương Đông với phương Tây. Cuộc đời đầy bất ổn của thiên tài ấy đã là đề tài của nhiều cuốn truyện tiểu sử nổi tiếng.

Tóm tắt được cái “thần” của tác phẩm Đô-xtôi-ép-xki: “tiểu thuyết của Đô-xtôi-ép-xki là huyền thoại về nhân loại mới, thoát ra tự đáy tâm hồn Nga". Và đây là một trong những nét khác biệt giữa các nhân vật của “ba bậc thầy”: "Nhân vật của Ban-dắc thắng khi anh ta hạ gục được xã hội; còn ở Đích-ken, khi anh ta đã chiếm được vị trí trong đẳng cấp xã hội, cuộc sống tư sản, gia đình, nghề nghiệp. Cộng đồng mà những nhân vật của Đô-xtôi-ép-xki vươn tới không phải là thuộc về xã hội nữa, mà mang chất tôn giáo; họ không tìm kiếm xã hội, mà tình hữu ái toàn nhân loạt”.

(Nguyễn Dương Khư dịch qua bản tiếng Pháp, Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki - Ban-dắc - Đích-ken, NXB Giáo dục, 1996)